Đôi mắt chính là phương tiện giúp bạn quan sát và phán đoán thế giới xung quanh. Nhờ có đôi mắt mà cuộc sống của chúng ta đầy màu sắc. Nhưng đôi mắt còn ẩn chứa những điều kỳ thú mà bạn chưa có dịp khám phá.
1. Có một thay đổi nhỏ trong kích thước của đôi mắt kể từ lúc bạn chào đời đến khi từ giã cuộc sống. Khi vừa chào đời, mắt có đường kính khoảng 18mm. Trong vòng một năm sau đó, kích thước này tăng lên đến 19,5mm.
Một người trưởng thành có đường kính của mắt vào khoảng 24-25mm và nhãn cầu bằng 2/3 kích thước một quả bóng bàn. Như vậy, trong suốt cuộc đời chúng ta, đôi mắt chỉ lớn thêm được khoảng 28% so với kích cỡ ban đầu.
2. Chúng ta nhận biết ánh sáng thông qua màu của chúng. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận biết ánh sáng có bước sóng trong khoảng giới hạn từ 380Nm - 740Nm. Đây là dải nhìn thấy của ánh sáng (quang phổ). Chính từ dải quang phổ này, Issac Newton đã chia ánh sáng làm bảy loại là đỏ, da cam, vàng, xanh da trời, xanh đậm, chàm và tím.
Năm 1790, nhà nghiên cứu Thomas Young cho rằng chúng ta chỉ nhìn thấy được ba màu là đỏ, xanh đậm và vàng. Các màu khác chỉ là sự pha trộn của ba màu cơ bản đó. Năm 1878, ông Ewald Hering đã đưa ra một lý thuyết về bốn gam màu cơ bản là đỏ, xanh da trời, vàng và xanh đậm. Theo đó, khi bốn màu cơ bản trên pha trộn với màu trắng hoặc đen sẽ tạo ra các loại màu sắc khác nhau mà con người có thể nhận biết.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thật sự có một con số định lượng chính xác về số lượng màu mà con người có thể nhận biết được. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy con người có thể nhận biết được những sự khác biệt rất nhỏ giữa các màu. Các nhà nghiên cứu cho rằng con người có thể nhận biết được tối thiểu là khoảng 10 triệu màu khác nhau. Tuy nhiên, con số trên chưa hoàn toàn chính xác bởi trong mỗi nền văn hóa khác nhau thì cách phân biệt màu sắc cũng tương đối khác nhau.
3. Thời gian để lông mi hồi sinh là từ 4 - 8 tuần. Lông mi cùng với mí mắt có tác dụng bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn cũng như ngăn chặn các thành phần lạ xâm nhập mắt.
4. Thị giác là giác quan ưu việt và phát triển nhất của con người.
5. Màu mắt của chúng ta được quyết định bởi số lượng melanin - một loại sắc tố màu nâu đen có trong mống mắt. Nếu thiếu melanin, mắt sẽ có màu xanh, còn dồi dào melanin lại cho mắt có màu nâu. Do vậy, những người có tóc và da màu sậm thường là những người có hàm lượng melanin cao, do vậy mắt họ thường có màu nâu.
Trong khi đó, những người có tóc và da màu sáng thường là những người có hàm lượng melanin thấp và do vậy mắt họ thường có màu nhạt hơn. Điều này cũng giải thích nguyên nhân phần lớn mắt của trẻ sơ sinh thường sáng màu hơn so với người lớn, do hàm lượng melanin của trẻ sơ sinh còn thấp.
Nói chung rất hiếm người có hai màu mắt, nhưng đối với động vật thì điều này là khá phổ biến như ở ngựa, mèo và chó. Điều này có nguyên nhân từ sự biến đổi gen kiểm soát màu sắc. Đó có thể là một sự kế thừa sinh học tiêu biểu hoặc do những tổn thương trong sắc tố của mắt vì sử dụng thuốc.
6. Đã bao giờ bạn thử vừa hắt xì hơi vừa cố mở to mắt chưa? Chắc chắn một điều là bạn không thể làm được điều đó. Hắt xì hơi là một phản ứng ngẫu nhiên của cơ thể khi mũi chúng ta bị kích thích. Hắt xì hơi tạo ra một xung lực tác động lên toàn bộ cơ thể, bao gồm vùng bụng, ngực, cổ và mặt. Xung lực đó tác động lên các cơ ở mặt, làm cho mí mắt tự động khép lại. Phản ứng này là hoàn toàn tự động và ta không thể làm ngược lại được.
Hắt xì hơi gây ra một áp lực lớn lên đầu và cơ quan hô hấp. Do vậy, có thể xem sự khép lại của mí mắt là một cơ chế tự vệ.
7. Bất kì thời điểm nào, mỗi khi con người mở mắt ra thì đôi mắt sẽ không ngừng hoạt động hết công suất. Dù cho bạn có đứng tròng thì các phân tử bên trong vẫn làm việc để đảm bảo cung cấp cho bạn những hình ảnh rõ nét nhất, đạt "chuẩn HD".
8. Trung bình con người sẽ nháy mắt 17 lần mỗi phút.
9. Khi vừa sinh ra, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy trong phạm vi 15 inch, tương đương chưa đầy 0,5m.
10. Mắt người có thể cảm nhận mà mã hóa được hình ảnh lộn ngược, một điều là không tưởng đối với mắt của nhiều loài vật khác trên Trái Đất.
11. Thực chất mỗi bên mắt của con người chỉ ghi nhận mỗi bên một nửa hình ảnh trái và phải. Sau đó dữ liệu được được truyền đến để não làm việc cho ra hình ảnh hoàn chỉnh.
12. Nước mắt có nhiều loại, không phải lúc nào cũng giống nhau. Ví dụ, khi bạn khóc ra nước mắt, cười ra nước mắt hay lúc cảm động, kích thích ra nước mắt, thì các loại nước mắt này có thành phần khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân làm bạn rơi nước mắt.
13. Nếu có một đôi mắt xanh, thì bạn có cùng tổ tiên, huyết thống sâu xa với tất cả những người mắt xanh khác trên thế giới, mặc cho sự khác nhau về chủng tộc, màu da, màu tóc...Và bạn thuộc chủng người "thế hệ mới", chỉ mới xuất hiện cách đây chưa lâu trên Trái Đất.
14. Còn nếu có đôi mắt nâu, thì bạn nên tự hào vì tổ tiên chúng ta là những chủng người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cùng với người mắt đen. Người mắt xanh xuất hiện muộn nhất, chỉ trước đây khoảng 6.000 năm.
15. Sự thật là mắt khó có thể cảm nhận cả hai màu đen và trắng, não phải làm việc cật lực hơn để thấy được hai màu này. Vậy nên, những vật có màu sắc càng sặc sỡ thì mắt lại càng thích vì được hoạt động nhẹ nhàng hơn.
16. Nếu một ai đó có thể nhìn thấy trước khi bị mù, tức là không phải bị mù bẩm sinh, thì hình ảnh cuối cùng mà mắt nhìn thấy trước khi bị mù sẽ luôn hiện về trong giấc mơ mỗi đêm.
17. Các hình thức kiểm tra thị lực thông thường thật ra không chính xác lắm. Ví dụ như trên hình, nhiều chuyên gia đã chứng minh, những người có thể nhìn thấy ở vị trí số 8,9 chưa chắc đã có đôi mắt tốt bằng những người chỉ nhìn thấy ở vị trí số 2,3.
18. Nếu bạn bị cận thị thì nhãn cầu sẽ dài hơn người bình thường. Ngược lại, nếu bạn bị viễn thị thì nhãn cầu có ngắn hơn bình thường.
19. Đôi mắt của bạn là cơ quan có cấu tạo cực kì phức tạp, đứng thứ 2 chỉ sau não bộ thôi nhá!
20. Nếu ví mắt là một công ty thì nó có tới 2 triệu nhân viên làm việc (các bộ phận chi tiết của mắt). Quá khủng phải không?
21. Công ty “mắt” có thể xử lý 36000 thông tin liên tục mỗi giờ.
22. Bạn có biết anh chàng mắt này có cống hiến như thế nào đối với sự học của bạn không? 85% những gì bạn biết được là nhờ mắt đó nha!
23. Và dĩ nhiên, đóng góp nhiều nên anh bạn này cũng hơi bị tham khi chiếm tới 65% các đường thần kinh tới não bộ.
24. Theo tính toán của các nhà khoa học thì một người trung bình sẽ tiếp nhận hơn 24 triệu hình ảnh trong đời.
25. Có thể bạn sẽ trợn tròn mắt ngạc nhiên khi biết rằng các cơ khoẻ nhất không phải nằm ở… bắp tay mà chính là ở vòng ngoài mắt.
26. Phần tròng mắt mà bạn soi gương và nhìn thấy thật ra chỉ là 1/6 kích thước mắt thôi à!
27. Chúng mình chớp mắt thực sự là để bôi trơn nhãn cầu mắt, còn khi gặp bụi thì đó là phản xạ có điều kiện để bảo vệ mắt thôi.
28. Trọng lượng cần đúng của một con mắt là… 28g.
29. Phe XY đọc chữ in bé tí ti siêu hơn phe XX.
30. Thật là ngạc nhiên khi biết rằng một người bình thường nháy mắt tới 10.000 lần mỗi ngày!
31. Đồng tử mắt của chúng mình sẽ co giãn tuỳ vào điều kiện của ánh sáng. Càng tối thì đồng tử càng giãn nở.
32. Sắc tố mắt được di truyền từ cha mẹ cho con cái, song bố mẹ mắt nâu vẫn có thể sinh con màu mắt khác do đột biến gene.
33. 8-10% dân số trên thế giới sở hữu mắt xanh, chủ yếu là người châu Âu. Phần Lan là quốc gia có số người mắt xanh nhiều nhất trên thế giới. Nghiên cứu của Đại học Copenhagen năm 2008 phát hiện màu mắt xanh xuất hiện lần đầu cách đây khoảng 10.000 năm sau một đột biến gene. Màu mắt xanh có tính di truyền, do đó những người có màu mắt xanh được coi là "cùng một tổ tiên". Lượng sắc tố melanin thấp cũng khiến một tỷ lệ nhỏ dân số có mắt màu nâu đỏ (5%), hổ phách (5%), xanh lá (2%), xám (1%), tím (1%). Khoảng 1% dân số thế giới mắc chứng Heterochromia, tức màu mắt trái và phải khác nhau, hoặc một bên mắt có hai màu khác nhau.
34. 1% dân số thế giới có thị lực 20/10, tức mắt có thể nhìn rõ vật cách xa 20 feet (6 m), gấp đôi tầm nhìn của mắt thường.
35. Ommatophobia là tên hội chứng sợ mắt. Những người mắc hội chứng hiếm gặp này có dấu hiệu buồn nôn, hoa mắt, run rẩy, khó thở... đặc biệt lo lắng, sợ hãi khi nhìn, chạm vào mắt hay nhỏ thuốc mắt. Việc phải tới các cơ sở khám chữa nhãn khoa có thể gây hoảng loạn với những người này. Họ có xu hướng cố gắng trì hoãn thời gian đi khám mắt nhiều nhất có thể.
36. Trẻ sơ sinh khi khóc không chảy nước mắt, do tuyến lệ chưa phát triển đầy đủ. Phải từ một đến 3 tháng tuổi, bé mới có thể khóc rơi nước mắt như bình thường. Trước đó, bé chỉ rơm rớm nước mắt để làm ẩm mắt.