Những đôi giày đầu tiên có lẽ 40.000 năm tuổi

Nghiên cứu nhân chủng học mới đây tiết lộ loài người bắt đầu mang giày cách đây khoảng 40.000 năm, sớm hơn nhiều so với người ta từng nghĩ.

Quần áo nói lên nhiều điều về người mặc. Hiện nay, các nhà nhân chủng học đang tìm kiếm những thay đổi thể chất gây ra do mang giày để hình dung khi nào giày trở thành mốt thời trang.

Hóa ra, quần áo thực sự làm nên con người, ít nhất là đối với đôi bàn chân. Đó là vì mang giày thay đổi cách con người bước đi và cách phân bố trọng lượng cơ thể. Nếu bạn đi giày đều đặn, như phần lớn mọi người ngày nay, những thay đổi này phản ánh lên xương và dây chằng.

Susan Cachel, nhà nhân chủng học tại Đh Rutgers, New Jersey cho biết khoa học đã biết về ảnh hưởng của đi giày lên chân kể từ đầu thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều sự khác biệt giữa những người đi giày thường xuyên và người không.

Ví dụ, đi giày chật dẫn đến sưng tấy ở ngón chân cái, tức sự phồng to đau đớn của xương hoặc mô trong ngón chân cái. Những người không đi giày có chân rộng hơn và khoảng cách giữa ngón cái và các ngón còn lại lớn hơn. Những phụ nữ đi giày cao gót lâu sẽ có cơ bắp chân nhỏ hơn.

(Ảnh: flickr.com)

Erik Trinkaus, nhà nhân chủng học tại ĐH Washington, St. Louis, là người đầu tiên áp dụng kiến thức này về việc thời trang thay đổi cơ thể người vào nhân chủng học. Ông phát hiện một thời điểm trong lịch sử con người mà kích cỡ xương ngón chân bắt đầu thu lại. Kết hợp dữ liệu với kiến thức về giày dép ảnh hưởng cách con người bước đi, Trinkaus lý giải rằng xương ngón chân nhỏ có nghĩa là con người đã bắt đầu đi giày.

Trong khi những đôi giày cổ xưa nhất còn đến ngày nay khoảng 10.000 năm tuổi, phát hiện của Trinkaus đẩy lùi thời gian chấp nhận giày đến 30.000 năm. Ông xuất bản nghiên cứu của mình vào năm 2005. Hiện nay, nhờ vào bản phân tích sẽ xuất bản vào tháng 7 năm 2008 trên tờ Journal of Archaeological Sciene, Trinkaus phát hiện rằng thời điểm con người đi giày có thể lâu hơn nhiều, cách đây 40.000 năm.

Xương dày – xương mỏng

Giả thuyết của Trinkaus được dựa trên một sự thực đơn giản: Cỡ xương không bị ảnh hưởng bởi đá.

Tim Weaver, nhà nhân chủng học ĐH California, cho biết “Xương, ít nhất ở một mức nào đó, phản ứng lại những tác động cơ học trong cả một đời người. Ví dụ nếu bạn tập luyện ở phòng tập, không chỉ cơ bắp lớn hơn mà xương của bạn cũng dày hơn.”

Trong phần lớn lịch sử loài người, con người có xương ngón chân to, dày. Trinkaus cho rằng đây là bởi vì họ đi, leo trèo và mang vác nhiều hơn chúng ta ngày nay. Thực ra, tất cả xương chân của họ đều to hơn, với cùng một lý do. Điều này đúng cả với người Neanderthal và người hiện đại thuở sơ khai nhất.

Nhưng, cách đây khoảng 40.000 năm, điều này bắt đầu thay đổi. Trinkaus chú ý thấy xương từ thời này vẫn có xương chân dày, khỏe nhưng các ngón của họ đã trở nên nhỏ hơn. “Họ có ngón chân nhỏ.Tôi cố hình dung ra điều gì đã lấy đi áp lực lên các ngón, chứ không phải trên chân, câu trả lời là giày.”

Những đôi giày đầu tiên, những thợ may đầu tiên

Trong khi Weaver đồng ý với giả thuyết của Trinkaus, Cachel không bị thuyết phục. Bà chỉ ra rằng không lâu sau khi thời gian Trinkaus nghiên cứu, con người rõ ràng dừng hoạt động tích cực và tất cả xương chi, không chỉ ngón chân, bắt đầu thu nhỏ.

“Nếu xương bàn chân nhỏ hơn, điều này có lẽ phản ánh đi lại và các hoạt động thể chất ít hơn là sự phát minh ra giày.”

Cả Weaver và Cachel nghĩ rằng sẽ có lý khi cho rằng giày xuất hiện vào thời điểm mà Trinkaus đề nghị. Khoảng 40.000 và 30.000 năm trước, văn hóa nhân loại phát triển mạnh mẽ.

Weaver cho biết “Chứng cứ khảo cổ cho thấy nhiều thay đổi, bao gồm loại hình công cụ mọi người sử dụng và những tác phẩm nghệ thuật đầu tiên, cả những cái kim xưa nhất dùng để may quần áo xuất hiện không lâu sau đó.”

Và Cachel cho biết đây có lẽ thời gian bùng nổ dân số cho phân công lao động, có nghĩa là lần đầu tiên, một ai đó có thể dành toàn thời gian để làm ra quần áo tốt hơn, cầu kỳ hơn.

“Có vẻ có lý khi xuất hiện sự thay đổi trong giày dép xung quanh khoảng thời gian này. Nhưng trước công trình của Erik Trinkaus chúng tôi không có chứng cứ trực tiếp.”

Tuệ Minh (Theo LiveScience, Yahoo News)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video