Những dự án hy vọng ngăn chặn sự nóng lên của trái đất

Những gì đang diễn ra trên hành tinh chúng ta đã gây lo ngại thực sự trong hàng ngũ các nhà khoa học. Gần đây họ gióng hồi chuông báo động là trong vòng 50 năm tới do việc nóng lên trên toàn cầu, 1/4 các loại động vật và thực vật sẽ chết.

Cần phải cứu nhân loại khỏi mối đe dọa đang tới gần! Chính với mục đích này, các nhà khí hậu học có uy tín đã đưa ra những lý thuyết mới nhất và phân tích những đề nghị “viễn tưởng” nhất nhằm đối phó với hiện tượng nóng lên trên toàn cầu. Theo họ sự thay đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng nhất của nền văn minh.

Người ta có 2 cách đi đến giải quyết vấn đề này:

Phương án thứ nhất: ngăn cho trái đất khỏi thảm họa từ bên ngoài. Để làm được việc đó các nhà khoa học đề nghị tạo ra tấm chắn cực lớn trên vũ trụ, nó sẽ tiếp nhận phần thừa của tia nắng mặt trời, làm ổn định khí hậu và kết quả là cứu nhân loại khỏi hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Vật liệu xây dựng” được đề nghị khác nhau. Ví dụ, bằng các tên lửa vũ trụ tung lên quỹ đạo gần trái đất hàng tỉ miếng kim loại mỏng, trong vòng cả trăm năm chúng sẽ hấp thụ một phần năng lượng mặt trời, sau đó phản xạ ngược trở lại vũ trụ.

Hoặc dùng máy bay đưa lên các tầng trên của khí quyển lưới kim loại cực mảnh, lưới này không cho phép các tia sáng mặt trời đến được mặt đất. Hoặc thả lên tầng bình lưu hàng triệu quả khinh khí cầu có vỏ kim loại, được bơm bằng khí hêli với áp suất cao. Trong vòng 5 năm, chúng sẽ là rào cản đối với tác động hủy hoại của các tia sáng đến từ mặt trời, còn sau đó rơi xuống. Khi cần phải thay thế chúng.

Chiếc ô vũ trụ” có thể giữ lại gần 1% năng lượng mặt trời – như vậy là đủ để làm lạnh đáng kể trái đất. Ý tưởng này xuất hiện từ kết quả nghiên cứu hậu quả của vụ phun trào núi lửa tại Indonesia vào năm 1814. Khi đó lượng tro tung lên các tầng trên của khí quyển nhiều đến mức trong 3 năm sau đó nhiệt độ giảm xuống 30%.

Phương án thứ 2: điều chỉnh khí hậu từ bên trong. Sẽ cần “nâng cấp” các đại dương một chút để chúng có thể đối phó với hiện tượng nóng lên. Người ta sẽ lắp đặt những cơ cấu nổi trên bề mặt đại dương, chúng sẽ tạo ra mây, còn dưới nước lập ra những vùng nuôi trồng tảo có khả năng hấp thu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính từ khí quyển.

Còn một cách khác là xây dựng những bể chứa nước mặn khổng lồ, để tránh sự nâng cao mực nước biển do băng ở các vùng cực tan ra.

Hoàng Thương

Theo Utro, CAND.com.vn
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video