Những hồ nước có diện tích lớn nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Theo ước tính, có khoảng 2 triệu hồ trên Trái đất. Thế nhưng, những hồ nước có diện tích lớn nhất thế giới nằm ở đâu? Bạn có biết không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu xem đó những hồ nước nào nhé!

1. Hồ Michigan - Huron - 117.702 km²    

Hồ Michigan – Huron về mặt địa chất học được coi là hồ lớn nhất trong số Ngũ đại hồ ở Bắc Mỹ. Hồ này vốn bao gồm 2 hồ thông nhau qua eo Mackinac là Hồ Michigan và Hồ Huron. Với diện tích lên tới 117.600 km2, hồ Michigan – Huron được công nhận là hồ có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới.


Hồ Michigan – Huron được công nhận là hồ có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới. (Ảnh: Geojango)

Ban đầu, hồ này được chia làm 2 hồ riêng biệt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, mực nước bề mặt của hai hồ ngang nhau, thuỷ triều lên và xuống cùng lúc, dòng chảy nước giữa hai có khi đảo ngược. Do đó, Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ cũng như Công binh Lục quân Hoa Kỳ đã xác nhận rằng, "Hồ Michigan và Huron được xem như một hồ duy nhất xét về mặt thủy lực vì chúng được kết nối bởi eo Mackinac".

2. Hồ Superior - 82.103km²

Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước là 82.100 km², xấp xỉ diện tích của nước Áo. Hồ cũng là nơi lưu trữ 10% lượng nước ngọt không bị đóng băng của thế giới. Hồ Superior nằm tiếp giáp tỉnh Ontario (Canada) ở phía bắc, giáp tiểu bang Minnesota (Mỹ) ở phía tây và giáp 2 tiểu bang Wisconsin, Michigan (Mỹ) ở phía nam.


Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ của Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước. (Ảnh: Geojango)

Được cấp nước nhờ sông Mary và sông Soo Locks, nước từ hồ Superior chảy ra hồ Huron. Giống như các hồ lớn khác, hồ Superior được hình thành do các vận động của sông băng trước đây. Theo Tạp chí Lake Superior, hồ Superior cần 191 năm mới có thể cạn nước hoàn toàn. Hồ là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá như cá hồi, cá gai, cá vược, cá rô... Nơi đây cũng được xem là điểm cắm trại, giải trí thú vị của người dân cả 2 nước Mỹ và Canada.

3. Hồ Victoria - 69.000km²

Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Hồ Victoria có diện tích 69.000 km2, chu vi 3.440 km. Hồ Victoria nhận nước chủ yếu từ nước mưa trực tiếp và hàng ngàn sông suối nhỏ.


Hồ Victoria có diện tích 69.000 km2, chu vi 3.440 km. (Ảnh: Geojango)

Hồ được tạo thành từ một vết nứt lớn gần đường xích đạo nằm giữa phía đông và phía tây của thung lũng Great Rift. Hồ Victoria đã trải qua những thay đổi từ độ nông hiện tại từ một loạt các hồ nhỏ hơn. Các mẫu lõi khoan được lấy từ đáy cho thấy hồ Victoria đã từng bị khô hoàn toàn vào ít nhất 3 thời kỳ kể từ khi nó hình thành. Về mặt địa chất, hồ Victoria tương đối trẻ, khoảng 400.000 năm tuổi và nó đã hình thành khi các dòng sông chảy về phía tây bị ngăn đập bởi các khối nâng lên của vỏ trái đất.

Hồ Victoria nằm ở của châu Phi và có độ sâu lớn nhất 84 m và độ sâu trung bình 40 m. Hệ sinh thái hồ Victoria nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học của nó, có tới 500 loài cá sinh sống ở đây. Tuy nhiên, ngày nay, hồ Victoria đang phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng bởi ô nhiễm từ nước thải, chất thải công nghiệp, phân bón và hóa chất.

4. Hồ Tanganyika - 32.900km²

Theo Mother Nature Network, hồ Tanganyika ở châu Phi dài nhất thế giới, nằm trên lãnh thổ bốn quốc gia Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Hồ trải dài 673 km theo hướng Bắc – Nam và rộng khoảng 32.900 km2. Hồ có đường bờ dài 1.828 km và độ sâu trung bình 570 m. Độ sâu tối đa ở lưu vực phía bắc của hồ là 1,470 m.


Hồ Tanganyika nằm trên lãnh thổ bốn quốc gia Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. (Ảnh: Geojango)

Hồ được hình thành khoảng 12 triệu năm trước dọc theo thung lũng Vết nứt lớn (Great Rift Valley) nhờ sự giãn tách của hai mảng kiến tạo lục địa. Theo Livescience, hồ Tanganyika là một trong những hồ có sự đa dạng sinh học nhất thế giới. Có hơn 2.000 sinh vật, trong đó tới 600 loài đặc hữu sinh sống ở hồ. Do đó, hồ Tanganyika là một nguồn sinh vật quan trọng để nghiên cứu sự hình thành loài trong quá trình tiến hóa.

5. Hồ Baikal - 31.722km²

Nằm ở miền đông Siberia của nước Nga, hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Theo các nhà khoa học, nó lớn đến mức có thể chứa 22% nguồn cung cấp nước ngọt của toàn hành tinh. Hồ Baikal được hình thành khi một khe nứt khổng lồ mở ra ở lục địa Á-Âu. Hồ Baikal có diện tích bề mặt lên đến gần 32 nghìn km2. Diện tích này tương đương với một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan hay Đan Mạch. Hồ có độ sâu trung bình 744m.


Theo các nhà khoa học, hồ Baikal lớn đến mức có thể chứa 22% nguồn cung cấp nước ngọt của toàn hành tinh. (Ảnh: Geojango)

Hồ Baikal là một trong số hồ lâu đời nhất với tuổi đời ước tính khoảng 25-30 triệu năm. Hồ Baikal là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật hơn bất kỳ hồ nào khác trên thế giới. Đây là nơi sinh sống của hơn 3.600 loài, thậm chí nhiều loài trong số đó không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Cập nhật: 07/01/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video