Những kẻ "lạc loài" trong tự nhiên

Trong thế giới tự nhiên tồn tại một số loài động vật kỳ lạ, có màu sắc hoàn toàn khác biệt và đôi khi sặc sỡ hơn hẳn các cá thể cùng loài. Vẻ ngoài đỏm dáng của chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên từ lúc mới sinh hoặc do quá trình nhuộm mùa nhân tạo hoặc sự ngụy trang.

Sylvia Mythen, một phụ nữ 70 tuổi từ Venice, Florida (Mỹ), đã phát hiện con cá sấu màu da cam đầu tiên trên thế giới. Khi đang trên đường lái xe từ nơi làm việc trở về nhà, bà bất chợt nhìn thấy con cá sấu có màu sắc kỳ lạ và dừng lại. Sau khi gửi các bức ảnh do mình chụp tới kênh tin tức địa phương, bà Mythen cũng liên lạc với một nhà sinh vật học - người tin rằng con cá sấu thực sự mắc chứng nửa bạch tạng. Nhà sinh vật học nói rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói về một trường hợp nào như vậy trước đó. Tuy nhiên, Gary Morse thuộc Tổ chức bảo vệ Cá và Động vật hoang dã Florida nhận định, màu cam có thể xuất phát từ một yếu tố môi trường nào đó.

Hãy nhìn con vật kỳ lạ này! Đây là một con gấu bắc cực màu tím, dù bạn có tin nó là thật hay không! Chú gấu bắc cực đáng lẽ phải có màu trắng như bình thường này đã gây ra sự náo động tại Vườn thú thành phố Mendoza ở Argentina khi nó bất ngờ chuyển thành màu tím. Có vẻ như là chú gấu Bắc cực được đặt tên là Pelusa gặp một vấn đề về da và các chuyên viên vườn thú đang cố chữa trị cho nó, và hậu quả là chú bị biến màu thành màu tím. "Lớp áo" màu tím của Pelusa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của thành phố, rồi lan truyền nhanh chóng qua các bản tin khắp thế giới và Internet như cháy rừng.

Con thằn lằn trong ảnh không phải là đồ giả hay sản phẩm của kỹ thuật xử lý ảnh. Nó hiện đang gây cơn sốt mới nhất về vật nuôi kỳ lạ. Với hai màu xanh và đỏ nổi bật, con thằn lằn đá được phát hiện ở thành phố Mwanza trông giống Người Nhện một cách đáng kinh ngạc. Loài thằn lằn đá, vốn có nguồn gốc từ Kenya có thể trở thành vật nuôi tốt, khi chúng trở nên thuần phục và ngoan ngoãn nếu được dạy dỗ thường xuyên. Chúng có thể phát triển đến 30,5cm chiều dài. Một chế độ ăn uống cân bằng cho chúng bao gồm cào cào, dế và sâu. Chúng không thể chăng tơ nhưng có thể thay đổi màu sắc - những con đực với màu sắc tươi sáng sẽ thay đổi thành màu nâu vào ban đêm hoặc nếu sợ hãi. Chúng cũng có thể chạy trên hai chân sau và có thể chinh phục các bức tường thẳng đứng giống như nhện.

Côn trùng thường không nổi bật - điều nhìn chung giúp chúng tránh phải nhận chiếc vé một chiều đến với sự tuyệt chủng. Thực tế đó chỉ làm tăng thêm sự thần bí của loài châu chấu voi màu hồng vô cùng hiếm này. Điều có lẽ kỳ lạ nhất về loài vật này là nơi chúng xuất hiện. Đa phần các bức ảnh chụp châu chấu voi màu hồng xuất phát từ những nơi ít tính nhiệt đới nhất, ví dụ như Osaka và vùng Trung Tây nước Mỹ. Một số chuyên gia dự đoán, màu sắc bất bình thường của chúng là do rối loạn sắc tố di truyền, biểu hiện qua sự hình thành sắc tố đỏ bất thường.

Uyên ương (Mandarin Duck) là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ. Kích thước chiều dài của nó là 41-49 cm và sải cánh dài 65-75 cm. Uyên ương trống có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn và tạo cảm giác như sản phẩm nhân tạo. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng "ria". Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng.

Các tắc kè hoa đeo mạng (Chamaeleo calyptratus) là một loại tắc kè hoa lớn và sặc sỡ. Chúng được tìm thấy ở Yemen và Saudi Arabia và cũng đôi khi được gọi là tắc kè hoa Yemen. Loài tắc kè hoa này thay đổi màu sắc tùy thuộc vào tâm trạng. Sự nổi bật của những dấu hiệu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, trạng thái và nhiệt độ của thằn lằn.

Ếch Atelopus còn được biết đến với rất nhiều cái tên như ếch hề hay cóc Harlequin hay biến đổi của Costa Rica. Dù bạn gọi nó là gì thì nó cũng là một con cóc nhiệt đới, từng có thời sinh trưởng rộng rãi khắp Costa Rica và Panama. Loài này được liệt kê là đang trong tình trạng vô cùng nguy cấp và được tin là hiện sống chủ yếu ở Panama.

Chó gấu (Panda Dog) do Kensuke Hirakawa phát minh sau khi nhận nuôi một con chó xù lai giống Malta bị bỏ rơi, (có thể vì hình dạng xấu xí của nó) có tên gọi là Colombo. Chú chó không may một chân sau đi cà nhắc, hai mắt kèm nhèm nước và bị nhổ hết mọi răng nanh. Từng là một chuyên gia thẩm mỹ và chủ một cửa hàng bán vật nuôi, ông Hirakawa đã quyết định làm đẹp cho người bạn mới tìm thấy của mình. Ông đã sử dụng thuốc nhuộm tóc an toàn để khiến Colombo trông giống như gấu trúc.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng, với một phản ứng mạnh mẽ và đa dạng từ cộng đồng. Vì Colombo màu trắng, người chủ đơn giản nhuộm các vòng tròn lông màu đen quanh mắt, tai, chân sau và trước cũng như các dải ngang lưng. Nhiều người coi thường ý tưởng là tàn ác vì sử dụng hoá chất trên động vật và làm thay đổi diện mạo của nó. Tuy nhiên, số khác đã bác bỏ những nhận định như vậy là thái quá. Ông Hirakawa đã sử dụng một loại thuốc nhuộm lông không độc với chó. Chú chó gấu nổi tiếng với diện mạo mới chỉ qua một đêm.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video