Những kẻ "tàng hình" siêu đẳng

Sự biến đổi màu sắc và hình dạng bề ngoài giống với những vật trong môi trường xung quanh, để lẩn tránh đối phương là sự ứng phó tuyệt vời mà tự nhiên dành tặng các loài động vật.

>>> Ảnh đẹp: Những bậc thầy ngụy trang trong thế giới tự nhiên


Loài Sát sành Tettigonidae. Đây là một ví dụ minh chứng rất điển hình về khả năng ngụy trang của thiên nhiên hoang dã trong cuộc đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống. Nếu người xem nhìn thẳng vào tấm ảnh này sẽ rất khó để nhận ra một loài côn trùng thuộc họ sát sành Tettigonidae hay chỉ là một thân cây mục nát vì năm tháng ở vườn quốc gia Bù Gia Mập. Loài côn trùng này có khả năng ngụy trang tốt đến mức hầu hết các loài kẻ thù của nó không thể phát hiện ra nên nó có cơ hội trốn thoát. (Ảnh: Đặng Việt Đài)


Thạch sùng đuôi thùy Ptychozoon lionotum. Ở khoảng cách 2m, ngay cả những người có con mắt tinh nhất cũng không thể nhận biết đâu là các mảng bạc phếc cùng tuế nguyệt của thân cây và đâu là thạch sùng. Chính nhờ khả năng tàng hình này khả năng săn mồi nó được mệnh danh là kẻ sát thủ trong rừng mưa. Nó chỉ việc nằm yên một chỗ chờ đợi những con mồi đến "nộp mạng" là phương thức săn mồi ưa thích mà loài này thường áp dụng. Đây là loài thạch thùng rất hiếm và càng hiếm hơn khi chụp hình được chúng trong tự nhiên. (Ảnh: Lê Khắc Quyết)


Thằn lằn bay đốm Draco maculatus. Ngoài khả năng bay lượn từ cây này qua cây khác để kiếm ăn và tìm kiếm bạn tình trong mùa giao phối thì khả năng "tàng hình" của nó cũng thật đáng nể. Đây là loài khá phổ biến trong các khu rừng còn được bảo vệ tốt và chúng thường chọn những cây to, già nua để sống và lẩn trốn khi bị đe dọa. (Ảnh: Nguyễn Thị Liên Thương)


Lợi dụng những bông hoa màu trắng toả hương để dẫn dụ các loài côn trùng đến hút mật và thụ phấn, loài Bọ ngựa trắng thuộc họ Mantidae cũng biết cách "nở hoa" theo mùa để tìm kiếm thức ăn. Kẻ săn mồi này không phải nhọc công di chuyển như các loài khác mà chỉ cần chờ đợi bữa ăn của mình một cách lặng lẽ. Thật khó có thể thoát khỏi đôi kiếm sắc lẹm và cú cắn lạnh lùng khi con mồi nhận ra mối đe doạ thì không còn cơ hội thoát thân. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)


Chiếc lá khô Kallima inachus. Nó có thể hút nhụy hoa và thưởng thức bữa sáng ngon lành dù cho các loài thằn lằn, chim ăn côn trùng hay cả những nhà nghiên cứu cũng khó có thể nhận ra nó ở khoảng cách 4m và chiếc lá khô sẽ vụt bay khi chúng bị đe dọa. Ngoài khả năng ngụy trang bướm lá khô còn là một bức tranh ấn tượng nhất trong những cánh rừng mưa Việt Nam. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)


Cú muỗi lưng xám Caprimulgus affinis. Loài chim ăn đêm này ban ngày thường lẩn trốn trong các đám cỏ ngay ven đường hay những bụi cây nhỏ. Tuy nhiên cách ngụy trang của chúng khiến cho ngay cả những con chồn tinh quái nhất cũng chẳng nhận ra. (Ảnh: Swiss Winnasis)


Bo que Diapheromera sp. là loài côn trùng cổ được tìm thấy từ hậu kỷ Triassic, một trong những loài côn trùng được các nhà phân loại sinh học hết sức quan tâm. Đây là loài loài điển hình của sự tiến hoá bởi những chọn lọc tự nhiên mà còn tồn tại cho đến ngày nay. Khả năng "tàng hình" của chúng rất đáng nể vì chỉ khi "khúc cây biết chuyển động" này đi kiếm ăn hoặc chạy trốn kẻ thù thì ta mới có cơ hội phát hiện ra đó là sinh vật sống. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)

 

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video