Những kiểu thời tiết lạ lùng trên các hành tinh ngoài Trái Đất

Bên ngoài Trái Đất của chúng ta tồn tại nhiều hành tinh với những kiểu thời tiết lạ lùng tưởng như chỉ có trên các bộ phim khoa học viễn tưởng.


Ngoại hành tinh HD 189773B
có màu xanh da trời lung linh tuyệt đẹp. Điều này là do những cơn mưa thủy tinh ở đây, lại thêm ánh sáng phản chiếu khiến nó trông như thể được bao quanh bởi nước. 


Trên sao Mộc thực sự có những cơn mưa kim cương và điều đáng nói là những cơn mưa này không chỉ giới hạn trên hành tinh này. Sao Thổ, Sao Hải Vương và sao Thiên Vương đều có những cơn mưa đá quý độc đáo như vậy. 


IO - một trong những vệ tinh của sao Mộc
từng được cho là băng giá, cằn cỗi và chết chóc. Tuy nhiên, trên thực tế, các núi lửa trên vệ tinh này vẫn đang hoạt động và có thể phun trào những dòng dung nham nóng hơn 1.600 độ C vào không khí.


Bầu khí quyển của sao Thủy gần như không tồn tại, nghĩa là trên hành tinh này không có bão, mây, mưa hay gió. Tuy nhiên, do quá gần Mặt Trời nên nhiệt độ bề mặt sao Thủy có thể lên tới 427 độ C vào ban ngày và có thể tụt xuống âm 172 độ vào ban đêm.


Không giống như sao Thủy, sao Kim có bầu khí quyển dày chủ yếu là carbon dioxide (CO2). Do đó, trên hành tinh này có những cơn mưa axít, song vì nhiệt độ quá nóng nên những giọt mưa này bốc hơi trước khi rơi xuống bề mặt. 


Không giống như những giọt nước đóng băng lại rồi tạo thành tuyết như trên Trái Đất, tuyết trên sao Hỏa được tạo nên từ CO2 ở dạng rắn, hay còn có tên gọi là "băng khô".


Sao Hải Vương
có những cơn gió mạnh nhất Hệ mặt trời với tốc độ gió là 1.930 km/h - lớn hơn cả tốc độ âm thanh.


Enceladus - "mặt trăng băng giá" của sao Thổ
có những đặc điểm vô cùng độc đáo. Trên bề mặt của nó là những núi lửa băng vẫn còn hoạt động, và thay vì phun ra lửa thì chúng lại phun ra nước, băng và bụi, tạo thành một lớp băng khoác lên bề mặt hành tinh này.


Với tên khoa học ấn tượng PSR B1257+12 A, Draugr là một trong 3 hành tinh quay quanh 1 ẩn tinh tên là Lich (ẩn tinh được hình thành khi những ngôi sao lớn hơn nhiều mặt trời nổ tung trong các vụ nổ siêu tân tinh, chỉ còn lại phần lõi nhỏ nhưng nặng khó tin). Ngoài ra, do mức độ bức xạ lớn trên bề mặt nên Draugr có hiện tượng cực quang tồn tại vĩnh viễn và đẹp ngoạn mục.


Wolf 1061c
là một hành tinh "anh em" của Trái Đất khi có khả năng tồn tại sự sống do có một vài đặc điểm tương tự hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, do quay quá gần một sao lùn đỏ mà hành tinh này bị khóa thủy triều, tức là có 1 mặt luôn nhận ánh sáng mặt trời và mặt kia vĩnh viễn chìm trong bóng tối. Ngoài ra, một năm dài 18 ngày trên hành tinh này cũng trải qua những kiểu thời tiết vô cùng phong phú.

Cập nhật: 17/08/2019 Theo VOV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video