Những liệu pháp mới điều trị bệnh ù tai

Cuộc sống hiện đại của chúng ta lúc nào cũng ồn ã. Từ tiếng kêu choáng váng của chiếc đồng hồ báo thức đến âm thanh đều đặn mỗi ngày của những chiếc xe tải nhàn rỗi, tiếng còi đinh tai nhức óc, tiếng tivi đều đều, tiếng ping ping từ máy tính, tiếng chuông điện thoại, tiếng rền của tủ lạnh hay điều hòa. Nhưng đối với 12 triệu người Mỹ đang phải chịu đựng căn bệnh ù tai quái ác thì những âm thanh lởn vởn như bóng ma trong đầu họ lại ầm ĩ hơn bất cứ tiếng động nào khác.

Bệnh ù tai thường gây ra do tiếp xúc bất ngờ hay trong một thời gian dài với những tiếng ồn có cường độ lớn. Ngày càng nhiều người mắc bệnh này, đặc biệt là những người lính trở về sau chiến trận, những tín đồ của máy nghe nhạc cầm tay hay những người thuộc thế hệ Baby boomer gắn với dòng nhạc rock’ n’ roll (những người sinh ra trong giai đoạn 1946 – 1964). Bệnh cũng có thể do stress, một số dạng hóa học trị liệu, chấn thương đầu và cổ, nhiễm trùng xoang hoặc bệnh đa xơ cứng thần kinh gây ra.

Mặc dù vẫn chưa có biện pháp chữa trị, các nhà nghiên cứu cho biết họ không hề có những kiến thức chi tiết về cơ chế sinh lý hay tâm lý của bệnh ù tai. Kết quả điều tra cho thấy một số phương pháp điều trị hiện đang được áp dụng với hy vọng giúp bệnh nhân kiểm soát được những tiếng ring ring, ping ping hay tiếng huýt gió trong đầu kì thực lại khiến bệnh nhân thêm rối trí.

(Ảnh: William Duke)

Các chuyên gia cho biết liệu pháp hứa hẹn nhất dựa trên cơ sở những khám phá từ 5 năm trước về hoạt động não bộ của bệnh nhân ù tai. Nhờ thiết bị quét não bộ với hình ảnh nam châm cộng hưởng chức năng, các nhà nghiên cứu Hoa Kì và Châu Âu đã độc lập phát hiện ra rằng những khu vực não chịu trách nhiệm “đọc” âm thanh và tạo ra những cảm xúc gây sợ hãi hoạt động mạnh hơn khác thường ở những bệnh nhân ù tai.

Thomas J. Brozoski – nhà nghiên cứu bệnh ù tai tại Đại học Y Nam Illinois tại Springfield – cho biết: “Chúng tôi phát hiện thấy bệnh ù tai thực chất bắt nguồn từ não”. Bệnh đôi khi lại nghiêm trọng ở những người khiếm thính hay ở những người mà dây thần kinh thính giác đã hoàn toàn không hoạt động. Khi không có các kích thích thính giác thông thường, bộ não chúng ta giống như một người tài xế đang nỗ lực điều chỉnh sóng radio đến một đài phát thanh ngoài tầm truyền đạt. Khi có tín hiệu thì chỉ là âm thanh bị nhiễu sóng chát chúa. Richard Salvi – giám đốc Trung tâm thính giác và khiếm thính thuộc Đại học New York tại Buffalo – cho biết đó có thể là “âm thanh trong não bộ” – tiếng lẹt xẹt như phát điện của các dây thần kinh. Hay đó có thể là những kí ức âm thanh còn lại.

Adam Edwards, 34 tuổi, là chủ một cửa hiệu sửa chữa bánh xe tại Dallas. Anh cho biết mình bị ù tai từ 4 năm trước sau khi thực hành bắn vào tấm bia bằng một khẩu súng lục. Anh nói: “Cuộc sống của tôi có đủ những yếu tố nguy hại. Tôi lớn lên từ săn bắn, tôi từng chơi trống cho một ban nhạc. Tôi cũng thường đi nghe những buổi hòa nhạc. Môi trường làm việc của tôi thì luôn ồn ã. Tôi sống chung với tất cả mọi thứ ngoại trừ việc ở gần khu vực phóng tên lửa”. Anh lúc nào cũng nghe thấy tiếp bip bip của máy tính trong tai. Căn bệnh trầm trọng và dai dẳng đến nỗi anh phải dùng đến thuốc an thần để ngủ.

Một thiết bị do một nhà thính học Australia phát minh đã làm dịu những tiếng ồn trong tai Edwards. Thiết bị đó đã được bày bán rộng rãi tại Hoa Kì năm ngoái. Được công ty Neuromonics Inc. of Bethlehem, Pa. sản xuất, trông nó giống một chiếc máy nghe nhạc MP3 phân bố chuỗi âm thanh tối đa gắn với tiếng nhạc êm dịu.

Ảnh: Dangerous Decibel Project (The New York Times)
Volume levels of common sound: Âm lượng của một số âm thanh phổ biến
In decibels: dB
Eardrum rupture: Thủng màng nhĩ
Jet takeoff: Máy bay cất cánh (từ độ cao 80 fit)
Fireworks, gunshot: Pháo hoa, tiếng súng
Painful: Gây đau
Ambulance: Xe cứu thương
Rock concert, chainsaw: biểu diễn nhạc rock, cưa xích
Possible hearing damage: Có thể gây hại cho thính giác
Motorcycle, lawn mower: Xe máy, máy cắt cỏ
Busy street, truck traffice: Phố đông, xe tải
Freight train: Tàu chở hàng
Annoying: Gây khó chịu
Vacuum cleaner: Máy hút bụi
Typical speech: Bài phát biểu điển hình
Quiet: Yên tĩnh
Railfall: Tiếng mưa
Library: Thư viện
Very quiet: Rất yên tĩnh
Whisper, rustling leaves: Tiếng thì thầm, tiếng lá xào xạc
Breathing: Tiếng thở
Softest audible sound: Âm thanh nhỏ nhất có thể nghe được

Tương tự với tạp nhiễu trắng, âm thanh băng tần rộng phù hợp với khả năng nghe của từng bệnh nhân có thể làm giảm hiện tượng ù tai. Âm nhạc được sử dụng với mục đích làm giảm mối lo thường đi cùng với hiện tượng rối loạn. Bệnh nhân phải đeo thiết bị có giá 5000 đôla không bao hàm trong bảo hiểm y tế ít nhất 2 tiếng một ngày trong 6 tuần liên tục. Sau khi hoàn thành chế độ điều trị năm ngoái, Edwards nói rằng: “bạn sẽ nghe thấy tiếng ù ù nếu bạn nghĩ về nó, còn không thì bạn sẽ chẳng thể nhận ra”.

Một nghiên cứu trên tờ Ear & Hearing xuất bản tháng 4 năm 2007 do một công ty tài trợ đã chỉ ra rằng phương pháp Neuromonics có thể giảm tình trạng ù tai đến 90%. Một nghiên cứu có quy mô lớn hơn đang được triển khai để tìm ra hiệu quả lâu dài của phương pháp này.

Với bà Anne Howell – nhà thính học thuộc trung tâm nghiên cứu rối loạn truyền đạt Callier tại Đại học Texas (Dallas), thiết bị Neuromonics là một cải tiến lớn so với các liệu pháp âm thanh trước đó đòi hỏi phải đeo một thiết bị giống máy trợ thính liên tục từ 18 đến 24 tháng. Bà cho biết: “Chỉ riêng vấn đề thời gian cũng đã làm nản lòng nhiều bệnh nhân. Nhiều người trong số họ nói với tôi rằng đeo một thiết bị giống máy trợ thính như thế rất phiền toái trong khi làm việc”.

Các biện pháp khác cũng có triển vọng bao gồm phẫu thuật cấy điện cực hay ứng dụng kích thích nam châm nhằm loại bỏ hoặc thiết lập lại tín hiệu não bộ sai lệch gây ra sự ù tai. Bằng cách sử dụng M.R.I chức năng để hướng dẫn, các nhà giải phẫu thần kinh tại Bỉ đã thực hiện quá trình cấy ghép trên một số bệnh nhân năm ngoái và đã loại bỏ hoàn toàn được bệnh ù tai.

Nhưng biện pháp chữa trị này còn gây tranh cãi. Jennifer R. Melcher – trợ lý giáo sư khoa tai và thanh quản thuộc Đại học y Harvard – đưa ra ý kiến: “Đó chỉ là một biện pháp cực đoan và chưa hề được chứng nhận”.

Đối với biện pháp chữa trị bằng nam châm tương tự như các biện pháp điều trị chứng suy sụp hay những cơn đau kinh niên, bệnh nhân sẽ phải giữ một thanh nam châm có hình số 8 xung quanh đầu. Các bác sĩ sử dụng M. R. I chức năng để điều chỉnh các đường từ tính hướng đến những khu vực não chịu trách nhiệm “đọc” âm thanh. Bệnh nhân tiếp nhận một đường từ tính mỗi giây trong vòng 20 phút. Anthony Cacace – giáo sư nghiên cứu khoa học truyền đạt và các hiện tượng rối loạn thần kinh tại Đại học bang Wayne (Detroit) – cho biết: “Phương pháp này có hiệu quả với một số người nhưng không phải tất cả. Do bệnh ù tai có rất nhiều nguyên nhân, nên thử thách hiện tại chính là việc phải tìm ra nhóm bệnh nhân nào thích hợp với phương pháp điều trị này”.

Các nhà nghiên cứu Brazil mới đây vừa xuất bản một nghiên cứu nói về một phương pháp có tên liệu pháp kích thích xương cùng của sọ. Nó có thể giảm nhẹ chứng ù tai ở một số bệnh nhân tổn thương cổ vào đầu bằng cách giải phóng các cơ siết chặt đường thần kinh và đường thính giác.

Một số loại thuốc dùng để điểu trị bệnh nghiện rượu, động kinh hay chứng suy sụp Alzheimer, thay đổi được tỉ lệ các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau trong não bộ (bao gồm serotonin, dopamine và axit gamma – aminobutyric) cũng có tác dụng làm giảm hiện tượng ù tai ở động vật và con người như trình bày trong một số nghiên cứu đã được xuất bản.

Tiến sĩ Salvi thuộc SUNY Buffalo cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ lạc quan đến thế trong suốt chặng đường tìm kiếm các biện pháp cho chứng rối loạn thính giác đeo đuổi các bệnh nhân mỗi bước họ đi”.

Trà Mi (Theo The New York Times)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video