Những loài chim không bao giờ... bay

Những loài động vật hiếm hoi trong tự nhiên này thuộc họ chim nhưng lại bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời.

1. Chim Takahe

Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và đã được cho là tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy một vài cá thể ít ỏi ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim lớn nhất thuộc họ Rallidae, cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to “khác thường”. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài. Tuy vậy, quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là một vấn đề rất lớn đe dọa đến loài chim quý hiếm này.

2. Chim cánh cụt

Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Loài cánh cụt sống chủ yếu ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt. Giống lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước.

3. Chim Kiwi

Đây là loài chim bản địa của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim này. Chim Kiwi rất bé nhỏ nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Bạn chỉ có nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm này. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ.

4. Đà điểu

Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46m/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”.

5. Đà điểu đầu mèo Cassowary

Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mèo Cassowary ở Úc cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chủ yếu của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm tuy nhiên chúng mới bị tuyệt chủng cách đây không lâu.

6. Chim Rhea

Là loài chim bản địa có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin. Chúng mất 6 tháng để trưởng thành nhưng chỉ đến khi được 2 tuổi mới bắt đầu quá trình sinh sản, phối giống.

7. Chim Kakapo

Đây là giống chim rất phổ biến ở New Zealand trước đây với rất nhiều hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên, loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện để ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây số lượng của loài đã tăng lên đáng kể. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi ý nghĩa cái tên Kakapo có nghĩa là “ Cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “Cú vẹt”.

8. Chim Emu

Đây là giống chim bản địa lớn nhất ở nước Úc với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách với tốc độ tối đa là 30m/h dẫu vẫn kém cạnh so với giống đà điểu. Chúng sống trong một điều kiện môi trường rất tốt và hầu như không có bất kỳ mối đe dọa nào cả. Có khoảng 3 loài chim khác nhau thuộc giống này tại Úc.

9. Chim cốc Galapagos

Có tên như vậy vì chúng là loài chim bản địa trên đảo Galapagos gần Ecuador. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn và sống chủ yếu dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào. Chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong tự nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.

10. Vịt trời Campbell

Có hai loài vịt trời không biết bay là loài vịt trời Auckland vịt trời Campbell. Vịt trời Campbell là loài kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường ăn côn trùng và loài giáp xác. Loài vịt này được tìm thấy trên đảo Campbell nên được đặt tên luôn theo đảo.

Cho đến nay vịt Campbell đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để bảo tồn và duy trì sự phát triển của loài vịt hiếm này.

11. Chim lặn Titicaca

Loài chim đáng yêu này được tìm thấy ở Peru và Bolivia, sống chủ yếu trên hồ Titicaca. Mặc dù không biết bay nhưng loài chim này có thể bơi khá nhanh và bắt những con cá nhỏ làm con mồi. Loài chim Titicaca bị suy giảm hàng nghìn cá thể do nạn săn bắt của ngư dân.

12. Chim Weka

Loài chim không biết nay này nổi tiếng nóng tính và tò mò. Chúng thường nghe nhiều hơn là nhìn. Và cũng giống như gấu trúc, chim Weka được biết đến với tài ăn trộm thức ăn, sau đó tìm đến một nơi trú ẩn khác để khám phá.

13. Chim bắt ruồi đảo Guam

Loài chim này có số lượng khá lớn trên đảo Guam. Do thường làm tổ trên mặt đất lại không biết bay nên chúng ít có khả năng chống lại kẻ săn mồi. Cũng chính vì vậy mà những năm 1960, khi trên đảo xuất hiện loài rắn cây nâu, số lượng loài chim này đã giảm đi đáng kể. Và đến năm 1983, loài chim này hoàn toàn tuyệt chủng.

14. Chim Inaccessible

Đảo Inaccessible nằm ở Nam Đại Tây Dương có một loài chim đặc biệt gây sự chú ý cho nhiều du khách đến tham quan. Loài chim này sống quanh những vách đá lớn trên đảo và được xem là loài chim không biết bay nhỏ nhất thế giới. Chúng thường lang thang trên các đồng cỏ và tìm kiếm côn trùng, sâu bọ làm thức ăn.

Cập nhật: 02/09/2024 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video