Vào mùa đông, những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bạn ấm áp suốt cả mùa giá lạnh.
Cháo bột yến mạch là thứ đồ ăn rất phù hợp khi mà thời tiết ngày càng lạnh dần. Loại cháo này được chế biến từ ngũ cốc nên giàu chất xơ, các loại protein từ thực vật. Do vậy mà chỉ cần ăn một bát cháo yến mạch cũng có thể giúp bạn có đủ năng lượng suốt một thời gian dài.
Khi nhắc đến thành phần của cháo bột yến mạch không thể bỏ qua tinh bột. Những nghiên cứu trong dinh dưỡng đều chỉ ra rằng: Chỉ cần 3g tinh bột trong thành phần của cháo bột yến mạch mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm từ 5 – 10% lượng cholesterol xấu.
Để món cháo bột yến mạch trở nên dinh dưỡng hơn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng thêm một số thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như bơ hạnh nhân, hạt Chia –loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, đạm nhưng không chứa cholesterol.
Một cốc ca cao nóng cũng đủ khiến cơ thể ấm áp trong ngày đông giá rét. Bạn chỉ cần pha đường, kẹo dẻo marshmallow, 2 thanh socola đen với sữa hạnh nhân rồi khuấy đều.
Ngoài ra, nếu sử dụng socola đen trong các bữa ăn hàng ngày cũng cải thiện sức khỏe đáng kể. Một loại flavonoids có trong thành phần của cacao là chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm những nguy hại từ các gốc tự do - mầm mống của bệnh tim mạch, và bệnh ung thư. Cũng nhờ cacao có chứa flavonoid nên các tế bào máu ít bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do.
Ăn bắp cải tí hon sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại những giá lạnh của mùa đông rất hiệu quả. Thành phần chính trong cải Brussel phải kể tới như chất xơ, phytonutrients, trong đó vitamin C chiếm 74,8mg. Mặc dù không điều trị hoàn toàn được những cơn sổ mũi nhưng vitamin C lại nhanh chóng xoa tan chứng cảm lạnh.
Vị đắng lạ miệng của cải brussel không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể khi trời trở rét. Bạn nên chế biến cải brussel với dầu ô liu mang đến cho bạn và gia đình món ăn với hương vị ngọt mát, thanh thanh.
Đối với những người thiếu vitamin A, dưỡng chất cần thiết tăng cường thị lực thì nên ăn các món được chế biến từ bí đỏ. Những phụ nữ độ tuổi trưởng thành cần 0,7mg/ngày.
Vì vậy, khi nấu canh chỉ cần khoảng từ 1/3 – một nửa quả bí ngô nghiền nhỏ là đủ. Còn với những người muốn giảm lượng calo thì bí ngô cũng là lựa chọn hàng đầu do mang đặc tính chống oxy hóa của beta-carotene – hoạt chất khá phổ biến trong những thực phẩm sáng màu, có khả năng chống ung thư cao.
Quả ớt, một gia vị được chế biến trong những món canh, hầm chứa hợp chất có tên là capsaicin giúp hương vị món canh nhà bạn thêm cay, nóng, đậm đà, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như hạn chế sự tích tụ chất béo.
Vị cay, nóng của quả ớt làm nóng cơ thể. Đối với những món ăn giàu chất béo thì capsaicin sẽ giảm trọng lượng cơ thể tới 8%. Theo các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc thì hạt trong quả ớt chứa protein nên nhờ đó mà các cơ luôn săn chắc.
Có một cách thưởng thức bơ mùa lạnh như sau: Chúng ta rang trái bơ. Sau khi rang xong thì xắt thành những miếng nhỏ ăn cùng các loại rau quả khác. Lượng chất béo không bão hòa đơn có trong thành phần của quả bơ giúp giảm lượng cholesterol không tốt, đồng thời cung cấp dưỡng chất đi nuôi các tế bào.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ: Trái bơ còn khiến chúng ta có cảm giác no, duy trì năng lượng cho cơ thể. Còn nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lại chỉ ra rằng ăn 1/5 trái bơ có thể tăng độ hài lòng lên đến 23%trong khoảng 5 giờ.
Óc chó là thứ quả được dùng quanh năm, đặc biệt vào mùa thu, thời điểm thu hoạch. Sẽ thật tuyệt vời nếu nướng quả óc chó trên bánh cookie trong lò nướng 3500 khoảng 5 phút. Phun dầu ăn lên và cho thêm chút gia vị như hạt tiêu để hương thơm của món ăn thêm phần độc đáo.
Táo là loại quả vị ngọt tuyệt hảo trong mùa thu. Được dùng để tăng cường hệ tiêu hóa nhờ thành phần trong quả táo giàu chất xơ hòa tan, và chất xơ không hòa tan. Từ đó các nghiên cứu khoa học cũng cho hay: Một quả táo trung bình, chưa gọt vỏ chứa 4,4 gam chất xơ.
Để tăng cường chất chống oxy hóa khi dùng táo, chúng ta nên rắc ít bột quế lên miếng táo. Các chuyên gia cho biết thêm: Lượng nước trong 1 quả táo chiếm khoảng 86%. Có thể nói táo cũng là loại thực phẩm giúp cơ thể giữ nước hiệu quả.
Tương tự quả bí ngô, khoai lang đặc biệt giàu vitamin A. Chỉ cần 1 củ khoai nướng trung bình cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Hơn thế nữa, trong thành phần của khoai lang còn có vitamin C, kali, canxi, và ít sắt.
Khoai lang nướng gần như lượng calo rất thấp. Nên tránh các loại bơ thực vât, các chất béo từ bơ rắc lên miếng khoai. Điều chắc chắn là ăn khoai lang chống ung thư rất hiệu nghiệm.
Không chỉ chứa vitamin C, canxi hầu hết các loại bí đao đều chứa kali. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những bữa ăn giàu kali có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ lên đến 21%, hạn chế mắc bệnh tim mạch. Thành phần trong bí đao còn là vitamin A, chất xơ. Chúng ta nấu chín bí đao rồi cho thêm muối, tỏi, hạt tiêu, thậm chí là rau thì là hay củ nghệ tươi. Một điều lưu ý nữa bạn nên biết là tách lấy hạt bí đao mang rang, nướng giống như hạt quả bí ngô.
Thực tế cho thấy những người uống trà gừng nóng buổi sáng thấy không bị đói. Điều cuối cùng là trà gừng còn có tác dụng giảm đau nhức sau những lần tập luyện với cường độ cao. Tính chất của gừng là sinh nhiệt nên giúp giữ ấm cho cơ thể. Cững từ đặc tính này nên gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu.
Hạt tiêu đen có đặc tính chống viêm và có thể điều trị một số bệnh thường xảy ra trong mùa đông như viêm hô hấp, cảm lạnh, ho và thậm chí viêm khớp. Trong những bữa ăn ngày lạnh, bạn chỉ cần thêm một chút hạt tiêu vào món ăn cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Chà là là một trong những loại quả khô ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt tốt trong những ngày gió mùa về. Nếu bạn đang cảm thấy lạnh thì chỉ cần ăn vài quả chà là cơ thể sẽ ấm áp ngay lập tức.
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, lá bạc hà, rau chân vịt,... cũng giúp cơ thể ấm lên một cách đáng kể không. Không chỉ tốt cho sức khỏe khi ăn trong mùa đông, mà chúng đều tốt khi bạn ăn mọi mùa trong năm. Ngoài việc giúp xua tan cái lạnh, các loại rau lá xanh này còn có khả năng làm tăng hệ miễn dịch của bạn.
Mùa đông, ăn một bát súp nóng hoặc canh cà chua rất có lợi cho cơ thể của bạn trong những ngày nhiệt độ thời tiết giảm. Cà chua giàu vitamin C và chất lycopene có thể làm tăng hệ miễn dịch từ bên trong và giúp cơ thể tránh được những bệnh tật thường ghé thăm vào mùa đông như bệnh cúm, viêm mũi, sổ mũi...
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét. Các loại hải sản giàu i-ốt có nhiều trong: rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến…
Những người uống một ly rượu vang nhỏ vào ban đêm có thể ngăn ngừa được tình trạng sổ mũi trong mùa lạnh. Theo báo cáo của tờ Daily Mail, một lượng rất nhỏ hợp chất resveratrol có trong rượu vang có thể làm dịu đi sự khó chịu khi bạn bị tắc mũi do cảm lạnh.
Những thực phẩm có màu đỏ rất giàu năng lượng, giúp bạn sưởi ấm trong mùa đông. Những loại rau củ hoặc thịt có màu đỏ giúp bạn tăng cường năng lượng để cơ thể cảm thấy ấm hơn vì chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và protein hữu ích cho hệ miễn dịch, tăng khả năng chịu lạnh cho bạn. Rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt, củ cải đỏ... chứa vitamin A, nhóm B, lycopen, axit amin... có tác dụng trong việc làm ấm cơ thể. Đặc biệt những thực phẩm màu đỏ còn có đặc điểm là chứa nhiều chất sắt giúp kháng khuẩn, tăng cảm giác ngon miệng, kích thích ăn nhiều hơn để cơ thể đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết.
Nghệ tây (Saffron): Với đặc tính cay nóng, nghệ tây có tác dụng giữ ấm cơ thể trong mùa đông, làn da tươi sáng. Bạn có thể sử dụng hàng ngày kèm với sữa hoặc nước uống.
Hạt vừng: Hạt vừng có tác dụng chữa các bệnh mạn tính như viêm phổi, viêm phế quản và hen suyễn, giảm gàu trên tóc. Cả hai loại hạt vừng trắng và đen đều có khả năng làm ấm cơ thể khi ăn.
Mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, nhiều dược tính giúp cơ thể đối phó với cảm lạnh và cúm trong mùa đông, cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể. Uống mật ong vào mùa đông vừa tăng cường miễn dịch, lại có thể giúp giữ ấm cơ thể.
Củ nghệ: Củ nghệ chứa hơn 300 chất chống oxy hóa và nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng khác cần thiết đối với sức khỏe con người. Ngoài các đặc tính chữa bệnh tuyệt vời, nghệ còn được biết đến với tác dụng giảm viêm và giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ấm. Có thể đun sôi bột nghệ với sữa và uống một ly mỗi ngày.
Quế: Quế có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tạo ra nhiều nhiệt giúp giữ ấm cơ thể. Chỉ cần thêm một chút quế vào cà phê hoặc sữa là có thức uống vừa thơm ngon lại giúp giữ ấm cơ thể.
Trái cây khô: Ăn một lượng trái cây khô vừa phải có thể thúc đẩy quá trình sản sinh ra nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, trái cây khô cũng có tác dụng chữa thiếu máu và các bệnh liên quan đến thiếu hụt vitamin khác.
Tỏi có giá trị sử dụng và giá trị sinh học cao, tăng nhiệt cho cơ thể. Tính sát trùng của tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cảm lạnh, cảm cúm và ho. Tỏi còn chứa một hợp chất gọi là allicin hiệu quả trong điều trị cảm lạnh. Trong tỏi có glucosid lưu huỳnh, một chất dầu bay hơi hỗn hợp của sunlfua và oxyt allyl gần như nguyên chất, hai hoạt chất kháng khuẩn là alixin và garlixin. Alixin tác dụng ức chế các vi khuẩn gram (+) và gram (-) (vi khuẩn đường ruột) và chống nấm gây bệnh. Các chế phẩm từ tỏi gồm tương tỏi, rượu tỏi, cao tỏi, thuốc tỏi để xông... có thể sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 để tăng sức đề kháng. Có thể ăn tỏi sống, hoặc làm gia vị cho vào các món ăn.
Mù tạt: Mù tạt là một loại gia vị cay nồng khác được biết là có tác dụng giữ ấm cho cơ thể của bạn trong mùa đông. Cả mù tạt trắng và nâu đều sở hữu một hợp chất cay nồng chính gọi là allyl isothiocyanate, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn một cách lành mạnh.
Đường thốt nốt: Đường thốt nốt là thực phẩm có hàm lượng calo cao và khuyến khích nên ăn nhiều vào mùa đông để kích thích sinh nhiệt. Đây là thực phẩm giữ ấm cơ thể siêu tốt nhưng nhiều người thường bỏ qua. Đường thốt nốt có thể được thêm vào các món ngọt và đồ uống có chứa caffein, để giữ ấm cho cơ thể.
Thực phẩm nhiều màu sắc: Màu sắc của rau và trái cây là dấu hiệu cho thấy nhiều chất chống oxy hóa có trong chúng. Các loại rau có màu đỏ và màu vàng chứa carotenoids, màu xanh lá cây chứa chất diệp lục, màu xanh tím và đỏ chứa anthocyanin và màu trắng chứa anthoxanthin. Mùa đông cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, vì vậy, hãy thêm màu sắc vào đĩa ăn của bạn. Ngoài chất chống oxy hóa, các loại rau củ còn bổ sung carbs để đáp ứng nhu cầu năng lượng bổ sung, rau xanh bổ sung beta-carotene, chất chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể chúng ta, duy trì hoạt động của các mô.
Cà ri: Nấu món cà ri sử dụng nguyên liệu chính từ thực vật và các loại gia vị làm giảm cholesterol cũng có thể giúp bạn bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Theo tiến sĩ Sunni Patel, thuộc Dish Dash Deets, chất xơ hòa tan và protein từ thực vật có thể giảm cholesterol xấu. "Hãy thường xuyên bổ sung các loại đậu như đậu lăng và đậu Hà Lan vào chế độ ăn uống. Từ nửa cốc đến một cốc đậu nấu chín trong bữa ăn có thể là mục tiêu tốt", ông nói.
Cá béo nướng: Cá hồi hay cá thu nướng là gợi ý cho một bữa tối ngon miệng. Những loại cá này giàu axit béo omega-3, được chứng minh có thể làm giảm chất béo trung tính và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. "Cá béo có thể làm giảm nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch, góp phần cải thiện lượng cholesterol trong máu", tiến sĩ Patel nhận định. Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) gợi ý nên ăn ít nhất hai phần cá mỗi tuần, bao gồm một phần cá béo.