Những mẹo sinh tồn sai be bét trên phim ảnh, đừng bao giờ làm theo

Có rất nhiều phương pháp tự cứu thân thường xuất hiện trên phim ảnh nhưng thực ra chúng lại chẳng hề đúng tẹo nào.

1. Nên mặc quần áo bằng cotton khi đi phượt


Khi đi phượt, bạn nên chọn quần áo bằng polyester để đảm bảo an toàn.

Quan niệm này hoàn toàn sai vì trang phục bằng cotton có thể khiến nó nặng hơn 27 lần vì thấm nước tốt. Chất vải này cũng tốn nhiều thời gian để khô hơn. Trung bình, để làm khô quần áo bằng cotton cần lượng nhiệt lớn hơn 25 lần so với các chất vải khác. Không chỉ gặp bất lợi khi đi mưa, quần áo bằng cotton còn hút mồ hôi, khiến bạn càng lạnh hơn nếu ở trong thời tiết có tuyết và băng giá.

Tốt nhất, bạn nên chọn quần áo bằng polyester, nylon để đảm bảo an toàn khi đi phượt.

2. Vứt điện thoại di động khi không còn tín hiệu


Hãy tắt điện thoại nửa tiếng/lần để tiết kiệm pin.

Đừng tin vào quan niệm này vì nó không hề đúng. Giả sử bạn bị lạc vào vùng đất không có sóng điện thoại thì cũng đừng vội vất điện thoại đi vì nó vẫn có thể gửi tín hiệu tới các tháp mạng điện thoại gần đó để nhân viên cứu hộ xác định được vị trí của bạn.

Những gì bạn cần làm là hãy tắt điện thoại nửa tiếng/lần để tiết kiệm pin.

3. Nằm xuống đất khi gặp bão lớn


Gặp bão, muốn tăng cơ hội sống thì bạn càng ít tiếp xúc với mặt đất càng tốt.

Nếu áp dụng mẹo sinh tồn này thì có thể bạn sẽ thiệt mạng vì bị sét đánh. Nguyên nhân là khi có bão lớn, đất sẽ thấm ướt nước và trở thành môi trường dẫn điện hoàn hảo. Do đó, muốn tăng cơ hội sống thì bạn càng ít tiếp xúc với mặt đất càng tốt.

Trong trường hợp này, hãy tránh bão trong nhà. Còn nếu không có tòa nhà nào xung quanh thì hãy ngồi xổm xuống bên dưới cây to nhưng hãy đảm bảo cái cây đó không phải là to nhất.

4. Nhảy ra từ chiếc xe đang chạy nhanh


Nếu bắt buộc phải nhảy khỏi xe khi đang chạy thì hãy chắc chắn rằng tốc độ của xe ở mức vừa phải.

Trên phim hành động vẫn thường có những cảnh diễn viên nhảy ra từ xe ô tô đang chạy rất nhanh mà chẳng hề hấn gì. Nhưng thực tế thì bạn sẽ có cơ hội sống sót thấp khi thực hiện hành động này vì tốc độ quá lớn của chiếc xe khiến cơ thể bị thương rất nặng.

Nếu bắt buộc phải nhảy khỏi xe khi đang chạy thì hãy chắc chắn rằng tốc độ của xe ở mức vừa phải, 2 bên đường không có chướng ngại vật như đá, biển báo… và nên nhảy ra theo hướng vuông góc với chiều di chuyển của xe.

5. Xác định phương hướng nhờ rêu mọc trên cây


Nếu bạn không có la bàn thì hãy dùng đồng hồ chứ đừng dựa vào rêu.

Chắc hẳn bạn đã nghe thấy mẹo: rêu sẽ mọc trên thân cây hướng về phía Bắc và nó giúp ta xác định được hướng. Nhưng quy tắc này chỉ đúng đối với khu vực Bắc bán cầu và thậm chí không phải lúc nào nó cũng chính xác. Rêu phát triển ở những nơi nhiều độ ẩm vì thế nó có thể mọc ở bất cứ đâu trên thân cây.

Cách chính xác là: Nếu bạn không có la bàn thì hãy dùng đồng hồ. Giữ đồng hồ thẳng ở trước mặt sao cho kim giờ chỉ hướng mặt trời. Sau đó, chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên, đường phân giác này sẽ chỉ hướng Bắc - Nam.

6. Ăn tuyết để giảm cơn khát


Ăn tuyết không giúp bạn bớt khát mà còn gây các bệnh khác cho cơ thể.

Dù bạn có khát nước đến đâu cũng đừng bao giờ ăn tuyết vì để nạp được 1 cốc nước vào cơ thể, bạn sẽ phải ăn hết đến vài xô tuyết. Việc này không giúp bạn bớt khát mà còn gây các bệnh khác cho cơ thể.

Trong trường hợp này, bạn hãy tìm tảng băng và làm tan nó để lấy nước uống.

7. Bạn có thể chạy nhanh hơn một con vật hoang dã


Tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu về tập tính của chúng để bảo vệ bản thân.

Đừng nghĩ rằng con người có thể thoát khỏi động vật hoang dã bằng cách chạy thật nhanh vì ta luôn chậm hơn chúng. Khi gặp các loài động vật hoang dã, tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu về tập tính của chúng để bảo vệ bản thân:

  • Nếu gặp nai, hãy tránh khỏi đường đi của chúng. Nếu con nai quá hung hăng, bạn nên trèo lên cây hoặc tảng đá cao.
  • Nếu gặp lợn rừng, tốt hơn hết đừng kích động lợn con nếu không lợn mẹ sẽ truy đuổi bạn. Nếu bị lợn rừng đuổi, bạn nên trèo lên bất kỳ vật gì đó cao.
  • Khi gặp gấu, hãy tránh xa nó ngay lập tức. Khi bị nó đuổi, hãy cố gắng trốn vào đâu đó vì bạn không thể chạy nhanh hơn nó.
  • Khi gặp sói, hãy lùi dần dần về phía sau và nói chuyện nhỏ nhẹ với con sói. Sau đó tìm một cái cây để trèo lên.

8. Thịt sống có thể điều trị vết bầm dập quanh mắt


Đắp thịt sống dễ dẫn đến nhiễm trùng và tử vong.

Đây cũng là một quan niệm rất sai lầm nữa vì miếng thịt sống sẽ khiến vùng da bị thương quanh mắt rơi vào tình trạng nhiễm trùng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Điều bạn cần làm lấy đá lạnh chườm vào vết bầm trong 15-20 phút.

9. Có thể nhóm lửa trong hang


Khi đốt lửa trong hang, nhiệt độ sẽ làm cho đá giãn nở và dễ gây hiện tượng sập hang.

Trong phim, việc các nhân vật nhóm lửa trong hang chắc chắn không còn lạ lẫm nhưng nó lại là hiện tượng vô lý. Khi đốt lửa trong hang, nhiệt độ sẽ làm cho đá giãn nở và dễ gây hiện tượng sập hang. Vì thế, bạn chỉ nên nhóm lửa ngoài trời thôi nhé.

10. Người bị chấn thương ở đầu không được ngủ


Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu nạn nhân không được ngủ, họ còn mệt và yếu hơn.

Tình huống này cũng cũng rất phổ biến trên phim ảnh: những người bị thương ở đầu không được phép ngủ vì có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong lúc nào không hay. Nhưng thực tế thì, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, nếu nạn nhân không được ngủ, họ còn mệt và yếu hơn. Khi chìm vào giấc ngủ, những chấn thương nhẹ ở đầu sẽ được hồi phục. Còn nếu nạn nhân bị thương nặng thì hãy nhanh chóng đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

11. Cần di chuyển ngay lập tức nếu bị lạc


Cách tốt nhất là chỉ di chuyển khi đã xác định được phương hướng chính xác.

Điều này cũng hoàn toàn sai lầm vì nếu bạn di chuyển liên tục khi bị lạc thì sẽ rất mất sức và đội cứu hộ cũng khó có thể tìm thấy bạn. Cách tốt nhất là chỉ di chuyển khi đã xác định được phương hướng chính xác, nếu không hãy để lại dấu vết và tìm một nơi an toàn trú ẩn chờ cứu hộ.

12. Bạn có thể vượt qua cơn lốc xoáy


Khi thấy lốc xoáy, bạn hãy nhanh chóng đóng tất cả cửa ra vào, nếu chậm trễ bạn sẽ bị cơn lốc cuốn đi.

Trên phim ảnh, bạn sẽ thường thấy các nhân vật chịu rất ít ảnh thưởng từ cơn lốc xoáy, thậm chí họ còn bình thản khi nó đang ở rất gần. Nhưng thực tế thì, khi thấy lốc xoáy, bạn hãy nhanh chóng đóng tất cả cửa ra vào, lỗ thông gió và tìm những vật dụng thiết yếu như nước, đồ ăn, đèn pin rồi xuống hầm trú ẩn. Nếu chậm trễ, có thể những thứ bị lốc cuốn trôi như biển quảng cáo, xe ô tô… sẽ khiến bạn bị thương. Hoặc chính bạn sẽ bị cuốn vào cơn lốc.

13. Biển cảnh báo chẳng đáng lo ngại


Đừng bao giờ coi thường biển cảnh báo.

Đừng bao giờ coi thường những chiếc biển cảnh báo vì nó sẽ giúp bạn tránh xa khỏi những tình huống nguy hiểm. Nếu muốn thử thách bản thân, hãy tìm những nơi an toàn nhé.

14. Xương rồng là nguồn nước uống tuyệt vời

Đúng, nhưng chỉ một loài xương rồng hình thùng. Những loài còn lại có thể chứa chất độc nguy hiểm cho cơ thể của con người.

15. Khi bị rắn cắn, có thể hút máu từ vết thương

Vô số mạch máu nằm dưới da của chúng ta sẽ làm cho nọc độc xâm nhập nhanh vào máu. Và điều đó có nghĩa là cố gắng hút máu từ vết cắn không phải là ý tưởng sáng suốt, ngoài ra, nọc độc còn có thể gây tổn thương viêm mạc của miệng.

16. Khi gặp gấu phải giả vờ chết


Khi giả chết bạn sẽ thu hút gấu nhiều hơn mình tưởng đấy.

Thông thường, gấu tấn công chính là để bảo vệ mình và các con. Nhưng khi giả vờ chết, bạn cũng có thể thu hút sự chú ý và con vật sẽ muốn kiểm tra vật thể lạ.

17. Nếu bạn bị lạc trong rừng, ngay lập từ phải tìm kiếm thức ăn

Nếu không ăn, con người có thể tồn tại khá lâu 4-6 tuần. Nhiệm vụ đầu tiên mà bạn phải làm - đó là đi tìm nước uống và nơi để ngủ qua đêm/trú ẩn.

18. Khi bị cóng vì lạnh cần phải xoa nóng vùng cơ thể bị cóng và tắm nước nóng

Chớ làm điều đó! Bạn có thể làm hỏng lớp da khi xoa nóng. Cũng như cần phải sưởi ấm cho người bị cóng từ từ, ban đầu nên đắp lên người họ một vài lớp quần áo.

19. Khi cá mập tấn công, cần phải đánh vào mũi nó


Đánh trúng vào mũi cá mập ở dưới nước là điều rất khó thực hiện.

Đánh trúng vào mũi cá mập ở dưới nước là điều rất khó thực hiện. Nhiều khả năng, bạn sẽ đánh trúng vào miệng nó. Và trong trường hợp này, bạn có thể quên luôn cái tay của mình đi.

20. Cồn giúp giữ ấm cơ thể

Khi uống cồn nồng độ mạnh, bạn sẽ có cảm giác ấm lên, nhưng trên thực tế thân nhiệt đang giảm xuống, chủ yếu là do nhiệt của bạn bị thoát nhanh ra ngoài môi trường.

21. Đun nước ít nhất 10 phút trước khi dùng

Nghe nói: Nước dùng để uống thì phải đun ít nhất 10 phút mới có thể dùng được.​

Sự thật là: Ngay thời điểm nước sôi thì các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh đều đã được loại bỏ và nước lúc đó đã có thể sử dụng, nên nếu bạn đun lâu hơn nữa, bạn chỉ tổ tốn ga/điện hơn mà thôi.

22. Rắn đuôi chuông con nguy hiểm hơn

Nghe nói: Rắn đuôi chuông con thì nguy hiểm hơn rắn đuôi chuông trưởng thành.​

Sự thật là: Điều này cũng không hẳn là sai, vì rắn đuôi chuông con thường chưa thể kiểm soát tuyến nọc độc nên nếu nó cắn con mồi, nó sẽ truyền một liều độc full chứ không chỉ là một liều lượng nhất định như con trưởng thành.

23. Cách xử lý bỏng lạnh

Nghe nói: Để xử lý bỏng lạnh, chà xát chỗ bỏng bằng tuyết hoặc ngâm nó vào nước lạnh.

Sự thật là: Hãy dùng chính nhiệt độ cơ thể hoặc ngâm mình nước ấm (khoảng 40-42 độ, nhờ người khác kiểm tra độ nóng vì khi bị bỏng, bạn sẽ không biết chính xác nhiệt độ) để làm nóng cơ thể hoặc vị trí bị bỏng lạnh nhằm hạn chế tốt đa tình trạng gia tăng nguy cơ phần bị bỏng sẽ ảnh hưởng lâu dài; cố gắng hạn chế nguy cơ bị hạ thân nhiệt ( ví dụ như nếu quần áo ướt, hãy cởi bỏ quần áo). Ra khỏi môi trường lạnh, hạn chế tối đa việc di chuyển. Tránh xa các nguồn nhiệt như lò sưởi, bếp lửa, túi chườm nóng… Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm sưng.

Cập nhật: 10/09/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video