Những nơi trên thế giới... đào đâu cũng thấy "quái vật"

Những địa danh này được xem như thánh địa của dân săn hóa thạch, nơi nhiều thế hệ quái vật lần lượt lộ diện.

1. Lightning Ridge – mỏ đá quý và quái vật

Cái tên Lightining Ridge – Đồi Sấm Sét – đã có xuất xứ đủ rùng rợn. Một ngày trong quá khứ, người ta tìm thấy một người nông dân và 200 con cừu chết thảm dưới bàn tay "thần Thor". Lightining Ridge là một địa danh hoang vu và cằn cỗi ở Úc, nhưng nổi tiếng thế giới là một mỏ opal (ngọc mắt mèo hay đá mắt mèo) chất lượng cao; đồng thời là nơi từng cung cấp cho ngành khảo cổ những hóa thạch hiếm nhất, đẹp nhất và quý nhất thế giới.


Quang cảnh Lightning Ridge - (ảnh: AUSSIE TOWNS).


Những hóa thạch tuyệt đẹp được tìm thấy tại "thánh địa" của ngọc quý và quái vật này - (ảnh: ASTRALIA INDEPENDENT).

Các sinh vật tiền sử được tìm thấy tại mỏ đá này rất đa dạng: từ các "quái vật" nhỏ thuộc kỷ Cambri cho đến khủng long khổng lồ, tổ tiên của động vật có vú, cá sấu, bò sát biển và vô số thực vật kỳ dị. Nổi bật nhất là hồi tháng 6-2019, cả một đàn khủng long thuộc loài Fostoria dhimbangunmal kỷ Phấn Trắng đã được phát hiện trong trạng thái hài cốt thay vì hóa thạch thì lại hóa ngọc, bởi một quá trình kỳ dị gọi là "opal hóa".

2. Bờ biển Somerset ở Anh

Đá ở ven biển thuộc hạt Somerset (Anh) chủ yếu có từ thời kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng, thời kỳ khủng long thống trị địa cầu. Vì vậy, vô số quái vật tiền sử đã lộ diện nơi đây, bị hóa thạch trong các tảng đá cổ đại. Đây cũng là "thánh địa" của dân săn hóa thạch.


Bờ biển Somerset - (ảnh: HOLLIDAY COTTAGES).

Nổi bật trong năm qua có thể kể đến hóa thạch 200 triệu tuổi của một bò sát biển có nhiều điểm tương đồng với cá voi – cá heo ngày nay được phát hiện trong một mỏ đá phía vịnh Doniford. Nghiên cứu về "quái vật" này được công bố trên Geological Journal. Gần đây hơn, một "quái vật" cùng dòng họ đã được 2 chú chó cưng của một y tá ngành tâm thần tìm thấy tại bờ biển Somerset khi đi dạo cùng chủ. Mẫu vật mới có niên đại 65 triệu tuổi.

3. "Thung lũng cá voi" giữa… sa mạc

Thung lũng cá voi Wadi Al-Hitan nằm cách thủ đô Cairo (Ai Cập) chỉ 150 km về phía Tây Nam, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hàng trăm hóa thạch sinh vật biển cố đại đã được tìm thấy nơi đây, bao gồm cả dạng cá voi sớm nhất archaeoceti hay mới đây là một "quái vật" của thời kỳ cá voi biến hình từ loài lưỡng cư có chân sang cá voi ngày nay.


Quang cảnh có một không hai ở "thung lũng cá voi" - (ảnh: UNESCO).


Hình ảnh những quái vật biển nằm la liệt giữa đồi cát không phải chuyện lạ ở đây - (ảnh: EGYPT INDEPENDENT).

Thung lũng cá voi còn nổi tiếng ở chỗ nó dường như mang "ma thuật" ướp xác của người Ai Cập. Những mẫu vật ở đây đều nguyên vẹn đến mức đáng ngạc nhiên, thậm chí một số con dù đã chết hàng trăm, hàng chục triệu năm vẫn bảo tồn được… thức ăn trong dạ dày. Ngoài cá voi, vùng sa mạc này còn lưu giữ hàng loạt cá mập, cá sấu, rùa biển, cá đuổi cổ đại.

Cập nhật: 26/01/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video