Những ông bố tận tụy nhất thế giới sinh vật

Chuyện về những ông bố loài vật vô cùng tận tuỵ với con cái luôn là những câu chuyện thú vị.

Đầu bảng là ông bố cá ngựa, một ông bố mang thai. Cá ngựa mẹ lười biếng, đùn đẩy việc mang thai cho chồng bằng cách đẻ vào chiếc túi nơi bụng cá ngựa bố chừng 2.000 quả trứng. Cá ngựa bố “chửa” từ 10 đến 25 ngày thì nở ra con. Cá ngựa con nở ra đã biết tự tìm thức ăn và được cá ngựa bố bảo vệ rất chu đáo đến khi sống tự lập.

Bọ bèo cũng là một ông bố đáng kính nể. Không có túi đựng trứng như cá ngựa, nó đeo trứng trên lưng. Sau khi “ăn nằm” với nhau, bọ bèo cái đẻ ra chừng 150 quả trứng và tiết ra một chất kết dính gắn số trứng đó lên lưng chồng. Bọ bèo bố cõng số trứng này suốt 3 tuần, tìm cách tránh những kẻ thù để bảo vệ trứng. Thỉnh thoảng, nó còn nổi lên mặt nước sưởi nắng để các rêu làm hỏng trứng không mọc được.

Những chú khỉ đuôi sóc ở Nam Mỹ là những ông bố tuyệt vời, luôn cõng con, nuôi nấng con, chải lông cho con và dạy con cách leo trèo, tìm thức ăn đến lúc trưởng thành. Thậm chí nó còn là “bà đỡ” khi vợ sinh nở, đón chú khỉ con mới lọt lòng, vuốt ve và liếm lông cho thật sạch sẽ, vì việc sinh nở của khỉ mẹ rất khó khăn. Bạn hãy hình dung: khỉ mẹ chỉ nặng chừng 55kg mà khỉ con sơ sinh đã nặng tới 14kg. Loài khỉ này sống theo chế độ một vợ một chồng suốt đời.

Ếch sủa đực sống ở đông nam Hoa Kỳ - được gọi như vậy vì tiếng kêu của nó ồm ồm vang dội giống như tiếng chó sủa - chăm sóc và bảo vệ ổ trứng ếch cái sinh ra dưới các tảng đá hoặc khúc gỗ cây rất tận tâm. Nó nằm hàng tuần bên cạnh ổ trứng, tưới nước giải liên tục để trứng khỏi bị khô. Khi nòng nọc nở ra, ông bố ếch sủa luôn luôn đi kèm và há chiếc miệng rộng ngậm bọn nòng nọc con ồ ạt bơi vào khi chúng gặp nguy hiểm.

Bọn gián đáng ghét lại là những ông bố đáng khâm phục trong sự hy sinh vì con cái. Loại gián ăn gỗ biết dùng bột gỗ nhào với dịch vị để xây tổ và tìm thức ăn về tổ nuôi ấu trùng. Điều đặc biệt là chúng biết đi lùng bằng được phân chim, chứa chất đạm rất cần cho sự phát triển của “bọn trẻ” để mang về cho chúng ăn.

Gián gỗ cũng còn là những bậc cha mẹ ngăn nắp, luôn luôn dọn tổ sạch sẽ khỏi nấm và xác những con gián đã chết để tránh nhiễm trùng.

Ở đa số loài chim, mẹ chăm con cái, trừ đại bàng Nam Mỹ.
Trong mùa giao phối, đại bàng mái “đi lại” với nhiều đại bàng trống khác nhau và sau đó lại tìm đến đẻ trứng trong một chiếc tổ chung do một đại bàng trống xây nên. Chú đại bàng trống này ấp đến 50 quả trứng trong 6 tuần và chăm sóc bọn đại bàng con nở ra. Lúc đó, các đại bàng trống khác mới tìm đến cùng chăm sóc lũ con, không cho kẻ nào đến gần, kể cả các đại bàng mẹ.

Những ông bố chim cánh cụt sống, kiếm ăn và ấp trứng ở nhiệt độ dưới 0. Sau khi chim cánh cụt mái đẻ một quả trứng duy nhất, liền giao cho chồng. Chim cánh cụt trống đặt quả trứng ấy giữa hai chân và phủ kín bằng một vạt da dày và kín đáo để duy trì một nhiệt độ nhất định. Nó ủ quả trứng suốt 4 tháng trời và hầu như không di chuyển. Trong khi đó, chim cánh cụt mái xuống biển tìm mồi và lúc trở về mang theo thức ăn lại chính vào thời điểm chim con vừa nở.

Bảo Châu - Vietnamnet (Theo National Geography)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video