Những phụ nữ Mỹ đầu tiên được huấn luyện bay vào không gian

Trải qua nhiều bài kiểm tra dưới áp lực cao trong thời gian dài, nhưng những phụ nữ Mỹ đầu tiên được huấn luyện cho sứ mệnh không gian vẫn không thể chạm tới giấc mơ của mình.

>>> Chân dung các nữ phi hành gia nổi tiếng thế giới


Giới chuyên gia cho rằng phụ nữ sẽ trở thành các nhà du hành vũ trụ lý tưởng khi tham gia sứ mệnh không gian, bởi họ có thân hình nhỏ bé, nhẹ cân và ăn ít hơn so với nam giới. Xét về mặt kinh tế, trọng lượng trong buồng lái sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng nhiên liệu động cơ tên lửa đẩy. Do đó, các chuyến bay có nữ phi hành gia sẽ tiết kiệm chi phí hơn.


Năm 1958, nhà vật lý William Randolph Lovelace đưa ra ý tưởng và tiến hành kiểm tra để lựa chọn phi hành gia cho chương trình Mercury (chương trình đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Mỹ). Nhóm được chọn gồm 7 thành viên, đều là nam giới, được thành lập một năm sau đó. Cũng trong năm 1958, Lovelace xây dựng một chương trình nhằm huấn luyện và kiểm tra nữ phi công. Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) không tài trợ cho hoạt động này.


Người phụ nữ đầu tiên mà Lovelace lựa chọn là phi công Geraldyn Cobb (áo đen, giữa). Trong hai năm 1959 và 1960, bà từng lập ba kỷ lục bay trên thế giới. Cobb vượt qua ba giai đoạn kiểm tra, giống các bài kiểm tra mà phi hành gia của chương trình Mercury hoàn thành trước đó, chứng minh rằng phụ nữ cũng có thể bay vào vũ trụ.


Lovelace và Cobb sau đó tuyển thêm 19 nữ phi công và áp dụng các bài kiểm tra tương tự. Mỗi người phải có kinh nghiệm ít nhất 1.000 giờ bay. Trong ảnh là Wally Funk, một trong những người tham gia chương trình này.


Các bài kiểm tra được đánh giá là gây kiệt sức và đôi khi là cả "tàn bạo". Không ai biết môi trường không trọng lực sẽ ảnh hưởng đến cơ thể người như thế nào, nên Lovealace đã thử nghiệm mọi thứ mà ông nghĩ đến. Nữ phi công Wally Funk kể lại, bài kiểm tra đau đớn nhất là bị bắn nước đá vào tai khoảng 20 giây, làm đóng băng tạm thời tai trong và gây cảm giác chóng mặt.


Funk mô tả đôi mắt bắt đầu rung lên cùng với các phần còn lại của cơ thể. Bài kiểm tra nhằm xác định khả năng kiểm soát đối tượng với tốc độ nhanh.


Trong bài kiểm tra này, nữ phi công bị thả trong một thùng nước ở một căn phòng tối. Thời gian sẽ kéo dài cho đến khi họ thấy khó chịu, ngột ngạt hay bắt đầu ảo giác. Funk ở trạng thái này trong thùng nước 10 giờ 35 phút, lâu hơn so với bất kỳ người nào khác. Cô trở thành một trong 13 người cuối cùng vượt qua bài kiểm tra và đủ tiêu chuẩn bay vào không gian.


Nhóm của họ được gọi là Mercury 13, với nhiều nữ phi công thậm chí còn có kết quả kiểm tra cao hơn nam giới. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể thực hiện được giấc mơ, khi Tổng thống Mỹ Eisenhower lúc bấy giờ cho rằng phi hành gia bắt buộc phải là phi công thử nghiệm quân sự và phụ nữ không được phép nắm giữ bất kỳ vị trí nào trong quân đội vào thời điểm đó.


Cobb và những thành viên khác của nhóm quyết định trình bày vấn đề này với Quốc hội. Tuy nhiên, vì các bài kiểm tra của họ được thực hiện theo một chương trình không hợp tác với NASA, nên yêu cầu đưa nữ phi hành gia lên vũ trụ không được xem xét. Một số người tỏ ra do dự vì lo ngại rằng điều này có thể được coi như dấu hiệu thể hiện sự yếu kém của Mỹ.


Năm 1963, Nga đưa người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ. Bà là Valentina Tereshkova.


Trong khi đó, NASA chấp nhận cho phụ nữ tham gia các chương trình huấn luyện phi hành gia từ năm 1978, lựa chọn 6 nữ giới trong nhóm gồm 35 thành viên mới. Sally Ride là một trong số họ, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào không gian năm 1983.


Theo số liệu thống kê năm 2013, số lượng nữ giới chiếm khoảng 10% trong tổng số các phi hành gia từng bay vào không gian. Trong ảnh là Sally Ride, phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào không gian.

Theo Vnexpress, Business Insider
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video