Những sự thật ít người biết về thiên nga đen

Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi biết rằng thiên nga đen là một sinh vật có thực. Ồ chúng có thật chứ, và cực kỳ thú vị nữa là đằng khác.

đàn thiên nga xinh đẹp thả tại Hồ Gươm đã sớm bị "bốc" ngay trong đêm, nhưng có lẽ tâm trạng của đa số người dân thủ đô Hà Nội vẫn cảm thấy nao nức lạ.


Hai sắc màu trắng đen của thiên nga cũng giống như âm dương ngũ hành trong văn hóa của người Á Đông vậy.

Câu chuyện thả thiên nga tại Hà Nội thực chất cũng gây nhiều tranh cãi xen lẫn những ủng hộ. Nhưng tạm bỏ qua vấn đề này, thì đáng chú ý là nhiều người tỏ ra khá ngạc nhiên khi biết rằng thiên nga có cả màu đen.

Nhắc đến thiên nga, ai cũng nghĩ đến một loài chim tuyệt đẹp với màu trắng tinh khôi. Nhưng còn thiên nga đen, nó cũng có vẻ ngoài ấn tượng như thế, chỉ là màu sắc trái ngược hẳn vời họ hàng của nó mà thôi. Hai sắc màu trắng đen của thiên nga cũng giống như âm dương ngũ hành trong văn hóa của người Á Đông vậy.


Về mặt hình thể, thiên nga đen cũng không có nhiều khác biệt so với thiên nga trắng.

Nhưng trên thực tế, không chỉ mình bạn có thắc mắc như vậy đâu. Trước kia, đã từng có thời điểm con người chỉ biết đến thiên nga trắng. Cả châu Âu tưởng vậy, châu Mỹ cũng thế. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi vào năm 1697, khi nhà thám hiểm Willem de Vlamingh người Hà Lan đến Úc và tìm ra loài thiên nga đen.

Về mặt hình thể, thiên nga đen cũng không có nhiều khác biệt so với thiên nga trắng. Điểm khác biệt nhất là màu lông đen và mỏ màu đỏ, trong khi mỏ thiên nga trắng có màu trắng ngà. Ngoài ra, cổ thiên nga đen có phần dài hơn một chút.

Vlamingh sau đó bắt một vài cặp mang về châu Âu, nhờ thế mà người dân ở "lục địa già" mới biết đến một màu sắc khác của thiên nga. Và cũng kể từ đó, thiên nga đen được xác nhận là loài bản địa của vùng Tây Úc (Western Australia), thậm chí từng được đưa vào quốc kỳ của khu vực.


Thiên nga đen là biểu tượng của vùng Tây Úc.

Những giai thoại gắn với thiên nga đen

Với màu sắc ấn tượng như vậy, cũng chẳng trách thiên nga đen gắn liền với những câu chuyện dân gian cực kỳ thú vị.

Trong đó, phổ biến nhất là câu chuyện về nguồn gốc của màu lông đen. Cụ thể, có một anh chàng xưa kia vì muốn quyến rũ cô gái nọ mà biến thành thiên nga trắng bơi trên sông. Cô gái chạy đến gần, nhưng rồi sau đó phát hiện ra mình đã bị lừa và đuổi đánh thiên nga đến khu vực có đại bàng sinh sống.

Đại bàng tấn công thiên nga, giật hất lông ra khỏi người. Chú thiên nga đau khổ và trần trụi, may được đàn quạ thương tình tặng cho ít lông. Từ đó, chú trở thành thiên nga đen.


Natalie Portman trong phim The Balck Swan.

Một câu chuyện khác về thiên nga đen có phần nổi tiếng hơn, chính là bộ phim "The Black Swan" (2010). Bộ phim do Natalie Portman thủ vai đã khắc họa một hình ảnh quá đen tối và ma mị về thiên nga đen, nhưng cũng vì vậy mà vô tình nhiều khán giả cho rằng loài vật này chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người.

Cập nhật: 06/02/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video