Những tác dụng không ngờ của nước mía

Thức uống được Đông y gọi là "thang thuốc phục mạch", uống vào mùa hè vừa khỏe gan, tốt thận lại đẹp da

Mùa hè đang đến kéo theo cái nóng vô cùng khó chịu, thậm chí còn gây say nắng, mất nước, sốc nhiệt.... Nhưng có một thức uống mùa hè có thể giúp bạn vượt qua cái nóng oi ả trong nháy mắt đó là nước mía.

Trong Đông y, mía còn được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch” - nghĩa là thuốc trị thiếu máu, có vị ngọt tính hàn. Mía đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt.

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM, mía còn có tên gọi khác là cây cam giá. Trong Đông y, mía được mệnh danh "thang thuốc phục mạch", dùng để thanh nhiệt, chữa suy nhược cơ thể, ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định.

Còn theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.

Nước mía không chỉ có hương vị ngon mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa một số bệnh. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kali, kẽm, thiamine và riboflavin.

Thành phần chủ yếu trong mía là đường saccharose, ngoài ra còn có cacbonhydrat, axit amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Lợi ích của nước mía

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Lượng đường glucose có trong mía giúp bổ sung và hồi phục năng lượng giúp cơ thể bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn.

Bạn nên lựa chọn nước mía vì chất tự nhiên mà nó mang lại thay vì sử dụng những loại nước tăng lực có chất kích thích, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giải khát hiệu quả.

Các vận động viên thể thao và những ai làm công việc nặng nhọc nên uống nước mía thường xuyên để bổ sung năng lượng kịp thời cho các hoạt động của mình.

Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía lại có ích cho những người bị tiểu đường, người bệnh vẫn có thể dùng nước mía những lúc giải khát nắng nóng và tăng cường sức khỏe tự nhiên cho cơ thể.


Trong nước mía chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan...

Bổ sung nước cho cơ thể

Cái nóng của mùa hè khiến cơ thể chúng ta mất nhiều nước hơn tuy nhiên nước mía sẽ giúp chúng ta tránh việc mất nước trong mùa hè.

Trong nước mía chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan sẽ bổ sung thêm cho cơ thể một lượng nước và chất điện giải để chống lại cái nóng mùa hè.

Chống viêm họng

Uống một ly nước mía thường xuyên giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm.

Nếu bạn mắc những vấn đề này thì nước mía là một phương thuốc hiệu quả. Không quan trọng là mùa hè hay mùa đông, bạn đều có thể sử dụng.

Nước mía giúp dưỡng ẩm cơ thể, trị sỏi thận, tiểu đường, bệnh vàng da, cảm cúm, đau cổ họng, ngừa ung thư.

Làm đẹp

Nếu mắc chứng viêm da, nướng vỏ mía tím thành tro, nghiền thật vụn rồi trộn chung với dầu hạt mè, thoa lên da. Khi môi, miệng có kẽ nứt, dùng nước mía vừa thoa vừa uống.

Không những thế nước mía còn có tác dụng giảm cân hiệu quả đối với các chị em. Nước mía sạch thoa lên mí mắt trên và dưới hoặc dùng gạc sạch thấm nước mía đắp lên mắt giúp giảm mắt sưng đỏ, viêm mắt.

Các loại axit alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) là dưỡng chất mang lại rất nhiều lợi ích cho da, chúng có công dụng ngăn ngừa mụn, làm giảm các nốt mụn sưng tấy, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da vì thế mà uống nước mía mỗi ngày giúp duy trì một làn da khỏe đẹp.

Hỗ trợ đường tiêu hóa

Một trong những tác dụng của nước mía là hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bạn thêm khỏe mạnh hơn vì chứa một lượng lớn kali giúp trung hòa axit. Ngoài ra kali còn có tác dụng kháng sinh, bảo vệ dạ dày của bạn khỏi bị nhiễm trùng và tăng tác dụng nhu động.

Giúp chống hôi miệng và các bệnh nhiễm trùng thông thường khác

Do hàm lượng khoáng chất cao, kali và tính chất kiềm, mía tạo nên một chất kháng khuẩn rất hiệu quả. Các khoáng chất có trong mía giữ cho răng khỏe mạnh và ngăn ngừa sâu răng do nhiễm trùng.


Một trong những tác dụng của nước mía là hỗ trợ đường tiêu hóa.

Giữ cho gan của bạn khỏe mạnh

Mía được biết là giúp kiểm soát mức độ bilirubin, đây là một trong những lý do mà loại nước ép này được sử dụng ở Ayurveda để điều trị các tình trạng như vàng da. Nhưng ngoài ra, mía còn có tác dụng bảo vệ gan. Theo Tạp chí Thực phẩm Chức năng Châu Á nước mía thực sự giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại và hoạt động như một chất giảm nhẹ cho gan bị tổn thương.

Chống lại bệnh ung thư

Mía chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng rất mạnh đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa thực vật, flavonoid có trong nước mía đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự sản sinh và lây lan của các tế bào ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy nước trái cây này đặc biệt hiệu quả trong việc kiềm chế sự khởi phát và lây lan của ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tốt cho thận

Nước mía chứa một lượng lớn protein nên rất phù hợp để giúp thận hoạt động tối ưu. Hơn nữa, nó có tính kiềm trong tự nhiên và là tác nhân kháng sinh hoàn hảo. Ngoài ra, khi được pha loãng (pha loãng với nước hoặc nước dừa), nó hoạt động hoàn hảo để giảm đau và cảm giác nóng rát mà hầu hết mọi người gặp phải khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nghiên cứu cho thấy uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát đường tiết niệu do bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.

Nước mía còn giúp tăng miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa ốm nghén, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai nhi, làm đẹp da.

Bên cạnh những lợi ích trên, nước mía cũng có những tác hại sau:

Tác hại của nước mía

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng mọi người cần uống nước mía đúng cách. Không uống quá nhiều dù rất khát, chỉ nên dưới 240 ml mỗi ngày (khoảng hai ly). Nên dùng ngay sau khi ép, không để nước mía quá lâu bên ngoài vì dễ nhiễm khuẩn.

Tăng cân nhanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này.


Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này.

Đau bụng, tiêu chảy

Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người có thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng, đi ngoài.

Dễ bị nhiễm khuẩn

Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng nước thường không đảm bảo sạch sẽ, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Không uống khi đang sử dụng một số loại thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Không uống nước mía để lâu

Nước mía nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không tốt là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, người uống vào có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.

Không dùng nhiều khi mang thai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bệnh nhân tiểu đường không nên dùng nước mía

Nước mía là thức uống siêu ngọt, chứa khoảng 70% là đường vì vậy bệnh nhân tiểu đường không nên dùng để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía nhiều

Trong Đông y, nước mía có tính mát, hàm lượng đường rất cao nên những đối tượng có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi lỏng thì không nên sử dụng vì sẽ làm cho tình trạng cơ thể trở nên trầm trọng hơn.

Tốt nhất là người khỏe mạnh cũng không nên uống nước mía quá nhiều vì dễ tăng cân, béo phì. Liều lượng được khuyến cáo khi uống nước mía là 100 đến 200 ml và tốt nhất nên sử dụng vào buổi chiều.

Cập nhật: 29/09/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video