Những vũ khí hủy diệt của Samsung bạn chưa từng biết đến

Là tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, thật dễ hiểu khi thiết bị điện tử tiêu dùng không phải là lĩnh vực duy nhất có dấu chân Samsung.

Khi nhắc đến Samsung chắc hẳn phần lớn chúng ta nghĩ ngay tới các thiết bị điện tử tiêu dùng như TV, tủ lạnh, điện thoại, máy giặt. Thế nhưng còn một Samsung khác chuyên sản xuất vũ khí và khí tài quân sự mà ít người từng nghe nói tới.

Camera an ninh


Mẫu CCTV SCB-9051 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 1,3km trong bóng tối.

Samsung Techwin được thành lập vào năm 1977, và hai năm sau đó bắt đầu tung ra thị trường các model camera giám sát an ninh (CCTV) đầu tiên. Chính những chiếc camera đã đặt nền móng cho sự phát triển của mảng vũ khí sau này. Ngày nay, Samsung là một trong những nhà sản xuất CCTV hàng đầu thế giới.

Trong ba thập kỷ qua, Samsung đã mua lại công ty Đức Rollei và bắt đầu hợp tác với hãng Pentax của Nhật Bản (2005). Năm 2008, sản phẩm camera CCTV của Samsung Techwin đặt chân đến thị trường Mỹ. Trên trang web của hãng hiên nay có tới hàng trăm mẫu camera an ninh phục vụ từ mục đích dân sự đến quân sự.

Máy bay chiến đấu


KF-16 được sản xuất theo giấy phép F-16 của Mỹ.

Samsung Techwin không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để hợp tác với các công ty khác trong nhiều lĩnh vực cực kỳ đa dạng. Năm 1980, công ty cùng General Electronics đã sản xuất được động cơ máy bay phản lực. Năm 1987 họ sản xuất được máy bay trực thăng, và rồi mười năm sau đó cho ra đời máy bay máy bay chiến đấu đầu tiên của Hàn Quốc KF-16 (dựa theo giấy phép F-16 Fighting Falcon của Mỹ).

Năm 1999, bộ phận sản xuất máy bay của 3 ông lớn Samsung, Daewoo và Hyundai bị sát nhập vào công ty nhà nước có tên Korea Aerospace Industries.

Robot giám sát biên giới


SGR-1 chỉ khai hỏa khi nó nhận lệnh từ người chỉ huy.

Robot súng máy SGR-1 sở hữu bộ cảm ứng nhiệt và phát hiện chuyển động. Nó có thể phát hiện được mục tiêu nguy hiểm trong bán kính hơn 3km. Sản phẩm mẫu được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2006 còn có một súng máy (cỡ đạn 5,5mm) và một súng phóng lựu 40mm. Tuy nhiên, SGR-1 chỉ khai hỏa khi nó nhận lệnh từ người chỉ huy.

Một hàng rào dài 30km được trang bị loại robot hiện đại này đang được sử dụng cùng các binh sĩ Hàn Quốc tại khu vực DMZ (khu vực phi quân sự dài 256km, rộng 4km, ngăn cách giữa Hàn Quốc và Triều Tiên). Tuy nhiên, chính quyền Seoul chưa công bố số lượng robot SGR-1 họ đang sử dụng. Theo ước tính, mỗi con robot có giá khoảng 200.000 USD.

Hệ thống pháo tự hành


K9 có tốc độ bắn tối đa 6-8 phát/phút, tầm bắn cực đại 52-56km.

Năm 1988, pháo tự hành 155 mm K9 Thunder được phát triển và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1999. Tổng khối lượng là 47 tấn, kíp lái 5 người. K9 có tốc độ bắn tối đa 6-8 phát/phút, tầm bắn cực đại 52-56km. Vận tốc di chuyển tối đa lên tới 67km/h.

ăm 2004, Samsung Techwin có một hợp đồng cung cấp pháo tự hành cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả là T-155 Firtina ra đời, được coi như phiên bản sửa đổi của K9 (nặng hơn 9 tấn).


Samsung Techwin chế tạo ra xe nạp đạn tự động K10 có khả năng chở tới 104 viên đạn.

Cũng trên nền tảng thiết kế của K9, Samsung Techwin chế tạo ra xe nạp đạn tự động K10 có khả năng chở tới 104 viên đạn. Mỗi một khẩu đội K9 đều có 1 chiếc K10 theo sau để nạp đạn tự động ngay trên chiến trường.

EVO-105 được Samsung Techwin chế tạo trên cơ sở phối hợp giữa hệ thống điều khiển hỏa lực chiến thuật bằng máy tính cấp tiểu đoàn, các thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống chữa cháy tự động với hệ thống bảo đảm hậu cần quân binh chủng (Integrated Logistics Support)

Xe chiến đấu bộ binh


Xe chiến đấu bộ binh chở quân đổ bộ lội nước KAAV.

Xe chiến đấu bộ binh chở quân đổ bộ lội nước KAAV (Korea Amphibious Assault Vehicle) được thiết kế cho Thủy quân lục chiến, và liên tục được nâng cấp, cải tiến.


Các xe KAAV có khối lượng từ 21-24 tấn (không tải), tốc độ tối đa trên mặt đất - 72km/h, dưới nước - 13km/h.

Các xe KAAV có khối lượng từ 21-24 tấn (không tải), tốc độ tối đa trên mặt đất - 72km/h, dưới nước - 13km/h. Chúng có thể vượt qua hào, rãnh rộng tới 2,4m và vượt tường cao 0,91m. Vũ trang của KAAV cũng đa dạng: từ súng phóng lựu 40 mm K4, súng máy 12,7mm đến cả súng phóng lựu đạn khói K6 cho M257.

Ngay nay, dòng KAAV được sản xuất bởi liên doanh Samsung Techwin và BAE Systems của Anh.

Xe bọc thép


Xe bọc thép bánh hơi đa mục đích của Samsung giúp bảo vệ binh lính khỏi mìn.

Xe bọc thép bánh hơi đa mục đích của Samsung giúp bảo vệ binh lính khỏi mìn, các loại đạn súng bộ binh, súng máy và cả đạn pháo đến 155 mm. Trên nóc có gắn súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm. Ngoài ra còn có biến thể được trang bị tháp pháo giống trên xe tăng.

Radar quân sự


Radar quân sự có khả năng truyền tải dữ liệu và video tới trung tâm chỉ huy trong thời gian thực theo lựa chọn của trắc thủ.

Một sản phẩm quốc phòng khác của Samsung Techwin hợp tác cùng tập đoàn STX (Hàn Quốc) là radar giám sát bờ biển GPS-98K. Nó có khả năng truyền tải dữ liệu và video tới trung tâm chỉ huy trong thời gian thực theo lựa chọn của trắc thủ hoặc một cách tự động khi phát hiện ra chuyển động bất thường hoặc các đối tượng không xác định.

Tạm kết

Như chúng ta đã biết, thiết bị điện tử tiêu dùng và công nghiệp quốc phòng không phải là lĩnh vực duy nhất có dấu chân Samsung. Họ cũng tham gia xây dựng nhà cửa, tàu, xe cẩu, ô tô, làm công tác từ thiện, bảo tồn văn hóa, thể thao, và thậm chí là cả quần áo thời trang may mặc. Quả thật là một tập đoàn năng động.

Cập nhật: 04/04/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video