Những vùng "hành tinh khác" trên Trái Đất

Điều kiện tự nhiên và cảnh quan ở một số khu vực trên Trái Đất, với đặc điểm tương tự sao Hỏa hay sao Kim, có thể cung cấp thông tin nghiên cứu về sự sống trên hành tinh khác.


Rio Tinto là con sông ở tây nam của Tây Ban Nha. Hoạt động khai thác mỏ sắt là nguyên nhân khiến nước sông chuyển màu nâu đỏ và có nồng độ axit cao. Đây là môi trường sinh sống phù hợp với một số vi sinh vật hiếu khí. Các nhà khoa học tin rằng những điều kiện này có thể giống với đặc điểm của nước trên sao Hỏa hay Mặt Trăng của sao Mộc. Dữ liệu thu được từ thiết bị tự hành Opportunity của NASA cho thấy điều kiện tương tự trên sông Rio Tinto từng tồn tại trên sao Hỏa trước đây.


Đảo Devond của Canada là đảo không có người ở lớn nhất trên hành tinh. Khung cảnh hoang vắng của nơi này là địa điểm lý tưởng để thử nghiệm công nghệ cho các chuyến đi lên sao Hỏa. Ngoài sự tương đồng ở cảnh quan khô cằn và đầy đất đá, đảo Island còn là nơi có miệng hố Haughton, mang đặc điểm tương tự các miệng hố nằm rải rác trên sao Hỏa.


Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ Mặt Trời, cảnh quan chủ yếu là các đồng bằng dung nham có thành phần bazan điển hình. Loại dòng dung nham này phun trào từ núi lửa hình khiên như Kilauea của Hawaii. Đảo Hawaii là nơi có hệ thống núi lửa lớn nhất thế giới, vốn có thể tạo ra các cảnh quan tương tự như bề mặt sao Kim. Phong cảnh xung quanh Kilauea cũng được cho là giống với các thiên thể có hoạt động núi lửa trong hệ Mặt Trời, trong đó đáng chú ý nhất là Mặt Trăng của sao Mộc.


Thác nước hay bãi biển là đặc trưng khi nghĩ đến Haiwaii. Nhưng bên cạnh đó, đây còn là nơi có nhiều cảnh quan khắc nghiệt và kỳ lạ khác. Kết quả ban đầu từ xe tự hành Curiosity trên sao Hỏa cho thấy thành phần đất của hành tinh đỏ có sự tương đồng kỳ lạ với đất ở Haiwaii. NASA từng tiến hành thử nghiệm công nghệ thiết bị tự hành ở khu vực núi lửa Mauna Kea và Haleakala.


Mặt Trăng của sao Thổ và Mặt Trăng của sao Mộc được cho là có các đại dương bên dưới bề mặt vỏ băng giá. Giới khoa học tin rằng chúng có hoạt động núi lửa và địa chấn, nên đáy biển có thể mang đặc điểm giống các lỗ thông thủy nhiệt dưới đại dương của Trái Đất.


Nhiều cảnh quan ở khu vực núi lửa Teide, thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha, có đặc điểm tương đồng hoàn hảo với dạng địa hình trên hành tinh đỏ. Năm 2010, một nhóm chuyên gia từng đến khu vực này để thử nghiệm thiết bị cho sứ mệnh sao Hỏa trong tương lai.


Dãy Andes trải dài qua sa mạc Atacama của Chile, nơi khô cằn nhất Trái Đất. Phong cảnh hoang vắng, hồ muối, đụn cát và dòng dung nham tại đây là các nét tương đồng với sao Hỏa. Thiết bị tự hành từng được thử nghiệm tại Atacama, nhằm kiểm tra khả năng phát hiện sự sống của vi sinh vật, trước khi chúng được đưa lên sao Hỏa.


Hệ thống thung lũng khô (Dry Valleys) ở Nam Cực là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới, với điều kiện thời tiết khô hanh, ít mưa, không khí lạnh thấu xương, gió thổi qua thung lũng có thể có sức mạnh hơn 300km/h. Đây là điểm tương đồng với vùng đồng bằng lộng gió, lạnh và khô trên sao Hỏa.


Vostok là hồ ngầm dưới mặt băng lớn nhất ở Nam Cực. Điểm đặc biệt của hồ này là bề mặt nước lỏng của nó đã bị mắc kẹt dưới lớp băng ít nhất 15-25 triệu năm qua. Các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt (extremophile) được tìm thấy tại đây sẽ cung cấp thông tin nghiên cứu về quá trình phát triển của sự sống trên Mặt Trăng của sao Mộc, hay Mặt Trăng của sao Thổ.

Theo Vnexpress, Mother Nature Network
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video