Những vùng hút gió bão trên Trái Đất

Nhiều nơi trên Trái Đất trở thành trung tâm của những cơn gió mạnh nhất, với vận tốc hàng trăm km/h.

Nơi tập trung những cơn gió mạnh nhất thế giới

Đảo Barrow, Australia


Đảo Barrow, Australia, từng trải qua cơn gió mạnh có vận tốc 408km/h vào năm 1999. (Ảnh: Imgur).

Đảo Barrow nằm ở vùng duyên hải phía tây bắc Australia. Ngày 10/4/1996, trạm khí tượng trên đảo đã ghi nhận một cơn gió mạnh có vận tốc 408km/h. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), đây là cơn gió mạnh nhất trong lịch sử. Nó hình thành dưới ảnh hưởng của một cơn bão xoáy nhiệt đới tên Olivia. Bão xoáy nhiệt đới hình thành khi không khí nóng ẩm bốc lên từ bề mặt đại dương tạo thành một khu vực áp suất thấp. Vùng áp thấp này đẩy mạnh những cơn gió mậu dịch thổi hướng về phía xích đạo. Cột không khí bốc lên xoay tròn do ảnh hưởng từ chuyển động quay quanh trục của Trái Đất.

Oklahoma, Mỹ


Vòi rồng quét qua Ellis County, Oklahoma, ngày 4/5/2007. (Ảnh: Reed Timmer/SPL).

Vòi rồng là một cột khí xoáy mở rộng từ đáy một cơn giông bão xuống mặt đất. Theo Phòng nghiên cứu Bão mạnh ở Norman, Oklahoma, Mỹ, vòi rồng là dạng bão dữ dội nhất trong khí quyển. Vòi rồng có thể xảy ra trên khắp thế giới, nhưng Mỹ là nước chịu nhiều cơn vòi rồng nhất, đặc biệt ở các bang phía đông nam, còn gọi là "Hành lang bão tố". Ngày 27/4/2011, 207 vòi rồng đã hình thành ở khu vực này trong vòng 24 giờ. WMO ghi nhận Oklahoma là nơi có vận tốc gió vòi rồng cao nhất ở 486km/h ngày 3/5/1999.

Nam Đại Dương


Những cơn gió mạnh làm biển động ở Nam Đại Dương. (Ảnh: British Antarctic Survey).

Theo BBC, vùng biển nhiều bão tố nhất, thường xuyên bị khuấy đảo bởi những cơn gió mạnh nhất, là Nam Đại Dương. Khác với bắc bán cầu, những cơn gió tây ở Nam Đại Dương không bị các lục địa cản trở nhiều và có thể đạt vận tốc lên tới trên 160km/h.

Nam Cực


Các nhà khoa học làm việc trong những cơn gió mạnh ở Nam Cực. (Ảnh: Scientistatwork).

Nam Cực là quê hương của những cơn gió bất thường thổi hướng xuống mặt đất (Katabatic wind). Chúng hình thành do sự kết hợp giữa không khí lạnh và hình dáng lục địa. Theo John King, nhà khoa học đến từ Cơ quan nghiên cứu Nam Cực tại Cambridge, Anh, bề mặt lạnh liên tục, đặc biệt trong suốt mùa đông Nam Cực khi mặt trời luôn ở vị trí thấp hoặc phía trên đường chân trời, dẫn tới sự hình thành của lớp không khí lạnh mỏng. Do Nam Cực có hình vòm, lớp không khí này có xu hướng vận động từ lục địa ra ven biển. Từ tháng 2/1912 đến 12/1913, các nhà khoa học đã đo vận tốc gió ở Cape Denison, một mũi đá ở vịnh Commonwealth phía đông Nam Cực. Vận tốc gió cao nhất là 153km/h vào ngày 6/7/1913.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video