Những ý tưởng đặc biệt của Franklin

Benjamin Franklin đối với nhiều người đã gắn liền với hình ảnh của một chiếc diều, một chiếc chìa khoá và một chùm tia sét. Chúng ta tôn vinh ông vì những thành tựu trong khoa học và vì sự kiện ông đã ký bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776.

Là một người quan sát thiên nhiên nhiệt huyết suốt cuộc đời, Franklin vào cái tuổi 42 đã tích luỹ được một số tiền kha khá từ nghề in đủ để ông có thể nghỉ hưu và dành thời gian theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình.

Franklin đã chứng minh ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên vĩ đại nhất và “năng suất” nhất của Hoa Kì. Ông đã lừng danh với những phát minh như cột thu lôi, đồng hồ đo đường dùng cho xe cơ giới, kính hai tròng và nhiều thứ khác. Theo lời của hầu hết các nhà sử học, chính sự cống hiến để cải tạo chất lượng cuộc sống bằng những phát minh hữu ích mới là tài sản muôn đời của ông.

Nhân viên Viện Franklin - phụ trách quản lý bảo tàng khoa học mang tên ông nhận định: “Vào những năm 1700, nhà khoa học vẫn được biết đến là những người phải tư duy về quy luật hoạt động của vạn vật muốn tìm ra cách để chúng hoạt động tốt hơn. Mỗi lần Franklin gặp một vướng mắc rồi cố để giải đáp nó, lúc đó ông thực sự là một nhà khoa học.”

Những phát minh dưới đây chỉ là một vài ví dụ trong số những phát kiến kì diệu của ông. Có lẽ chúng không được nổi tiếng như lý thuyết về điện, dòng hải lưu hay Gulf Stream nhưng chúng cũng điểm thêm sắc màu cho cuộc sống của chúng ta.


(Ảnh: LiveScience)

Cây đàn acmonica bằng thuỷ tinh

Franklin rất yêu âm nhạc, ông đã chơi và tự sáng tác. Trong một lần du ngoạn trên xứ sở sương mù Anh Quốc, ông đã thấy một nhạc công chơi nhạc bằng cách gõ lên miệng những cái ly thuỷ tinh với các kích cỡ khác nhau và có chứa một lượng chất lỏng khác nhau nữa. Bị kích thích bởi ý tưởng này, Franklin liền bắt tay vào sáng chế một phiên bản phức tạp hơn của trò gõ miệng ly này.

Với sự giúp đỡ của một người thợ làm thuỷ tinh, cây đàn acmonia đã ra đời. Với những ngón tay được nhúng nước, Franklin thả hồn lên 37 bán cầu thuỷ tinh trên một cần xoay gắn với chiếc giá gỗ để tạo ra những nốt nhạc khác nhau tuỳ theo độ dày của bán cầu thuỷ tinh.

Cả Mozart và Beethoven đều đã từng soạn những giai điệu cổ điển dành riêng cho nhạc cụ này.

Cây đàn acmonia thuỷ tinh – Charles James (Benjamin Franklin thiết kế) - (Ảnh: Peter Harholdt)

Phát minh “tay chèo”

Là một người thích bơi lội, Franklin đã biết bơi từ khi còn trẻ. Ông cũng đã khẳng định chắc chắn những lợi ích về sức khoẻ mà môn thể thao này mang lại trong những tác phẩm về sau của mình.

Vào cái tuổi 11, ông đã phát minh ra một đôi vây. Không giống chân vịt hiện đại ngày nay, nó được đeo vào tay của con người để giúp sải tay mạnh hơn. Những đóng góp cho môn bơi lội của ông cũng đã mang đến cho ông vinh dự được có tên trong danh sách những người nổi tiếng về bơi lội quốc tế sau khi ông qua đời.

Ghế thư viện và cánh tay vươn dài

Dành hầu hết thời gian tại thư viện Philadelphia, Franklin dự định cải tiến những đồ dùng đơn giản phục vụ cho việc thưởng thức những cuốn sách. Đầu tiên, ông biến chiếc ghế thư viện thành một dụng cụ đa chức năng có thể dùng như một chiếc ghế hoặc như một chiếc thang nhỏ. Để lấy những cuốn sách ngoài tầm với, Franklin chế tạo thêm một “cánh tay vươn dài” có ngón có thể xoè ra hoặc cụp lại nhờ dây kéo.


Trà Mi (Theo LiveSience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video