Những yếu tố ảnh hưởng đến tinh trùng

Tinh trùng được tinh hoàn sinh ra. Sinh tinh là một quá trình phức tạp, không phải chỉ riêng ở tinh hoàn mà còn phụ thuộc hoạt động của các tuyến nội tiết khác, đặc biệt là tuyến yên. Vì thế, mọi yếu tố tác động đến hệ thống này đều có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục và chất lượng tinh trùng.

Nguyên nhân ở vùng dưới đồi - tuyến yên: Kh

(ảnh: TTO)

i hoạt động của vùng này bị suy yếu, không tiết đủ FSH để kích thích tinh hoàn sinh tinh trùng có khi vùng này lại tiết nhiều các hormone khác như prolactin sẽ làm giảm cường dương và sinh tinh.

Nguyên nhân ở tinh hoàn, có thể do:

- Tinh hoàn ẩn (hay lạc chỗ): Khi còn là bào thai, tinh hoàn được hình thành tại hai bên chậu hông và trong quá trình phát triển, tinh hoàn theo ống bẹn tụt dần xuống bìu từ tháng thứ 7.

Nếu trẻ khi sinh ra tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng và không xuống được bìu thì tinh hoàn đó không có khả năng sinh tinh dù cho nó vẫn có khả năng chế tiết được testosteron.

Điều này người ta đã biết từ xa xưa nhưng không rõ nguyên nhân. Sau này người ta mới biết chính là do nhiệt độ môi trường bên trong cơ thể (37 độ C) đã làm cho tinh hoàn mất khả năng sinh tinh.

Vì thế, nếu phát hiện trẻ có tinh hoàn lạc chỗ thì cần đưa đi khám sớm để có thể điều trị hay phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu ngay khi trẻ dưới 1 tuổi.

- Búi tĩnh mạch tinh bị giãn nặng: Cuống mạch nuôi dưỡng tinh hoàn gồm động mạch và các tĩnh mạch tinh đi kèm với các ống dẫn tinh nằm ở hai bên gốc dương vật ở trong bìu. Khi các đám tĩnh mạch này bị giãn có thể nắn thấy một búi mạch lổn nhổn ngay dưới da bìu.

Búi tĩnh mạch tinh bị giãn ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh vì làm nhiệt độ của bìu tăng lên, do lưu giữ nhiều chất của quá trình dị hoá lắng đọng tại đó hoặc do giảm máu vào động mạch tinh vì huyết áp tĩnh mạch tăng lên.

- Ứ nước màng tinh hoàn cũng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh.

- Các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do virut như quai bị, đậu mùa, thuỷ đậu, gian mai có thể làm teo, hoại tử tinh hoàn.

- Tinh hoàn còn bị nhiễm độc do các loại tia phóng xạ, các thuốc chống ung thư và ngay cả một số thuốc thông thường cũng có thể gây tác động xấu đến quá trình sinh sản tinh trùng.

Có thể kể các loại kháng sinh như erythromycin, nitrofurantoin, gentamycin, chlotetracyclin, co-trimoxazol ảnh hưởng đến sinh tinh và gây dị dạng tinh trùng. Các kháng sinh khác như spiramycin, nhóm quinolon có thể làm dừng sinh tinh.

Đặc biệt một loại thuốc chữa đau dạ dày là cimetidin, các thuốc chữa tăng huyết áp nói chung cũng gây một tác dụng phụ giảm sút năng lực tình dục và giảm sinh tinh.

Ngoài các chất ma tuý (cocain, heroin, methadon) và thuốc lá, rượu dùng lâu dài cũng ảnh hưởng đến sinh tinh.

Cuối cùng tình trạng đói ăn kéo dài, chế độ ăn thiếu một số chất như arginin, fructose, các vitamin A, B, C, D, E cũng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống, TTO
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video