Nọc nhện mạnh và tốt hơn Viagra

Các nhà nghiên cứu trường ĐH Y Georgia, Mỹ đã phân lập được từ nọc độc của nhện một chất làm tăng sự cương cứng, nhưng cách nó hoạt động khác với Viagra.

 >>> Dưa hấu có công dụng như Viagra

Các bác sĩ Braxin từ lâu đã biết rằng vết cắn của nhện Braxin lang thang, không chỉ đau và làm tăng huyết áp, mà còn gây cương cứng kéo dài ở bệnh nhân. Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được các thành phần nọc độc của nhện, để tìm hiểu chất nào gây ra triệu chứng này.


Nọc độc của nhện có tác dụng mạnh và tốt hơn viagra.

Họ tìm ra một hoá chất thuộc loại peptid. Khi thử nghiệm trên chuột, nó gây ra sự gia tăng huyết áp ở bộ phận sinh dục, làm cho cơ quan này bị cương cứng. Ngoài ra, nó còn làm tăng nồng độ oxit nitric trong thể hang dương vật.

Trong khi đó, cơ chế tác động của Viagra lại khác hẳn. Thông thường sự kích thích tình dục làm cho một số tế bào thần kinh tiết ra oxit nitric (NO), kích thích sự tạo thành cGMP (cyclic guanosine monophosphate). Chất này giúp máu chảy đầy vào các thể hang trong dương vật, gây cương cứng. Nhờ vậy, dương vật có thể giữ máu nhiều hơn 10 lần so với lúc bình thường. Tuy nhiên, sự cương cứng không kéo dài được lâu, bởi Viagra có chất PDE-5 (ức chế) làm phân huỷ cGMP, làm hạn chế thời gian cương cứng.

Thuốc Viagra chỉ duy trì sự cương cứng trong một thời gian nhất định. Chất từ nọc độc nhện thì phối hợp làm tăng nồng độ của NO trong tế bào thần kinh.

Thực tế sử dụng cho thấy Viagra không có tác dụng với khoảng 1/3 nam giới bị bất lực. Có thể là thiếu testosteron, loại hocmôn sinh dục nam ảnh hưởng đến chức năng và ham muốn tình dục.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video