Nói dối có thể trở thành thói quen khi chúng ta nhiều lần thực hiện hành vi này?

Nếu nói dối một lần, khả năng bạn tiếp tục nói dối lần thứ hai sẽ cao hơn. Một nghiên cứu mới đã cho thấy khả năng phản hồi của một vùng nằm trong não sẽ ngày càng ít đi khi chúng ta gian dối, và điều đó sẽ khiến chúng ta nói dối nhiều hơn nữa.

Công bố kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí Nature, nhà tâm lý học Neil Garret đến từ Đại học London (Anh) và các cộng sự của ông cho biết họ đã cho các tình nguyện viên tham gia một trò chơi, thể lệ đơn giản là nếu người chơi càng nói dối, họ sẽ càng có thêm nhiều tiền.

Sau khi tiến hành quét não của những người này, nhóm nghiên cứu nhận thấy nói dối có thể sẽ dẫn đến một trình trạng nghiêm trọng hơn: mọi người sẽ nói dối ngày một nhiều hơn. Khi nói dối đối với bạn đã trở thành một thói quen thì đó cũng là lúc não bộ của bạn đã trở nên "bão hòa" với chúng.


Khi nói dối đối với bạn đã trở thành một thói quen thì đó cũng là lúc não bộ của bạn đã trở nên "bão hòa" với chúng. (Ảnh: Cat Branchman).

Khi chúng ta lừa dối ai đó, một thành phần của não bộ chịu trách nhiệm chi phối cảm xúc gọi là hạch hạnh nhân - sẽ được kích hoạt, và chúng ta thường cảm thấy xấu hổ hoặc ái náy mỗi lần như vậy. Ngoài ra, khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh của một chú chó dễ thương, hoặc ảnh chụp ai đó đang buồn bã, hạch hạnh nhân cũng sẽ phản ứng.

Tuy nhiên trước đây, các nhà khoa học từng phát hiện ra rằng nếu chúng ta nhìn những hình ảnh đó nhiều lần, hạch hạnh nhân bắt đầu phản ứng ít hơn. Trong khi đó, Garret và nhóm của ông muốn biết liệu hiện tượng này có xảy ra với việc nói dối hay không.

Để thực hiện điều này, họ đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ như sau: mời các tình nguyện viên là người lớn tham gia một trò chơi, và những người này đều không quen biết nhau. Yêu cầu đối với họ là phải nhìn vào ảnh của một chiếc lọ thủy tinh, sau đó nói với người đối diện (được giao nhiệm vụ hỗ trợ các nhà nghiên cứu, làm theo sự kiểm soát của họ), xem có bao nhiêu đồng xu trong đó.

Cuối cùng, cả 2 đều sẽ được trả tiền, nhưng đôi khi con số sẽ tăng lên nếu họ nói dối. Bản thân người được giao nhiệm vụ nhìn vào bức ảnh đó sẽ nói dối để tự thu lợi cho bản thân, cho người đối diện hoặc cả hai, nhờ vào luật chơi mà các nhà khoa học đưa ra.

Trong quá trình các tình nguyện viên tham gia trò chơi đơn giản này, các nhà nghiên cứu sẽ bắt đầu thực hiện quét não một số người trong số họ. Sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng ( fMRI), các nhà khoa học phát hiện ở những người nói dối liên tục, hạch hạnh nhân của họ sẽ phản ứng ít hơn. Ngoài ra, những người tham gia trò chơi cũng sẽ trở nên không trung thực hơn khi họ nói dối chỉ vì lợi ích bản thân, đồng thời hạch hạnh nhân cũng ít phản hồi đi.

Một số người thậm chí còn có thể nói dối ngay khi số tiền mà họ nhận được không thể tăng lên. Đó không phải là do họ đã tính toán hợp lý sau khi đưa ra quyết định, mà do trở nên "chay lì" với những lời nói dối này.


Hạch hạnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối cảm xúc. (Ảnh: The Huffington Post​).

"Việc giảm hoạt động ở hạch hạnh nhân có thể dự đoán được mức độ không trung thực của một người sẽ tăng bao nhiêu lần sau đó", Garret cho biết. Dự đoán hành vi tương lai mặc dù không thật sự chính xác đối với tất cả mỗi cá nhân, nhưng xu hướng chung có tồn tại.

Mặc dù vậy, nghiên cứu này không phải là không có hạn chế. Các nhà khoa học đã cho tình nguyện viên tham gia một trò chơi cụ thể, và do đó, chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy ra với các tình huống không trung thực xảy ra trong cuộc sống. Ngoài ra, mọi thứ đều được thực hiện dưới quy mô phòng thí nghiệm, do đó, ít nhiều đã chịu sự kiểm soát.

Chưa hết, quét não không phải lúc nào cũng cho chúng ta những kết luận chính xác tuyệt đối. Trước đây, các nhà khoa học thậm chí còn cho thấy một con cá đã chết vẫn còn hoạt động não khi được quét bằng kỹ thuật fMRI. Trong nghiên cứu, chỉ một vùng của não được đưa ra phân tích, nhưng chỉ bấy nhiêu vẫn là chưa đủ để đánh giá toàn bộ vấn đề.

Về phần mình, nhà tâm lý học Garret cho biết ông tin rằng việc nói dối nhiều lần đã thực sự tạo ra một "lối mòn" trong não bộ. "Chúng tôi cảm thấy tội lỗi trong lần đầu tiên can thiệp vào thử nghiệm, nhưng đến lần thứ 3 thì đã quen với việc đó", ông cho biết.

Cập nhật: 27/10/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video