Nữ quý tộc Trung Quốc chôn cùng lừa vì đam mê chơi polo

Việc tìm thấy xương lừa trong lăng mộ Cui Shi, nữ quý tộc chết năm 878 tại Tây An giúp hé lộ cuộc sống của giới quý tộc nhà Đường.

Các nhà khoa học phát hiện xương lừa trong lăng mộ Cui Shi, nữ quý tộc chết năm 878 tại Tây An, Trung Quốc. Việc sinh vật dùng để phục vụ lao động xuất hiện trong lăng mộ của một phụ nữ giàu có là điều nằm ngoài dự đoán.


Xương và hộp sọ lừa (ảnh góc trên bên phải) trong lăng mộ Cui Shi. (Ảnh: Ancient Origins).

"Không có lý do gì để một quý bà như Cui Shi sử dụng lừa, chưa kể nó còn được cúng tế theo bà ấy sang thế giới bên kia. Đây là lần đầu tiên giới khảo cổ tìm thấy ngôi mộ như vậy", Songmei Hu, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, chuyên gia tại Viện Khảo cổ Thiểm Tây, cho biết. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Antiquity hôm 17/3.

"Lừa là động vật đầu tiên mà con người dùng để chở hàng trên lưng. Vào thời đó, lừa là "động cơ hơi nước" ở châu Phi và phía tây lục địa Á-Âu, nhưng chúng ta gần như không biết gì về vai trò của chúng ở Đông Á", Fiona Marshall, nhà khảo cổ tại Khoa Nhân chủng học thuộc Đại học Washington cho biết.

"Chúng tôi chưa từng tìm thấy xương lừa, có thể vì chúng chết trên đường vận chuyển hàng và xương không được bảo tồn. Những con lừa chôn trong lăng mộ quý tộc nhà Đường ở Tây An mang đến cơ hội đầu tiên và hiếm có để tìm hiểu vai trò của chúng trong xã hội Đông Á", Marshall bổ sung.

Polo được cho là bắt nguồn từ Iran. Môn thể thao này rất phát triển ở Trung Quốc vào thời nhà Đường (năm 618 - 907). Khi đó, polo là môn thể thao yêu thích của hoàng gia và quý tộc. Thậm chí chồng của Cui Shi, Bao Gao, được vua Đường Hy Tông chọn làm tướng do thắng một trận đấu polo.

Tuy nhiên, polo khá nguy hiểm nếu người chơi cưỡi những con ngựa lớn. Một vị vua nhà Đường từng mất mạng do chơi polo trên lưng ngựa. Do đó, một số quý tộc ưa chuộng Lvju, hay polo lừa. Dù cả hai loại polo đều xuất hiện trong các ghi chép lịch sử, chỉ có polo ngựa được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật và đồ tạo tác.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon để xác định niên đại của xương lừa trong lăng mộ Cui Shi. Họ cũng nhận thấy dấu vết áp lực trên xương lừa không phải do chở hàng mà do thường xuyên chạy và đổi hướng. Những con lừa này cũng nhỏ hơn loại bình thường dùng để vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, chúng khoảng 6 tuổi, độ tuổi lý tưởng để phục vụ cho polo.

Mục đích của việc chôn động vật thường là phục vụ người chết ở thế giới bên kia. Do đó, các nhà khoa học kết luận, những con lừa trong lăng mộ dùng để giúp Cui Shi chơi môn thể thao yêu thích sau khi chết.

Nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng hữu hình đầu tiên về việc phụ nữ quý tộc Trung Quốc thời xưa sử dụng lừa và chơi polo lừa. Trước đó, điều này chỉ được nhắc đến trong các ghi chép lịch sử.

Cập nhật: 19/03/2020 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video