"Nữ thần sông Trường Giang" đứng trên bờ vực tuyệt chủng

Do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người, cá heo vây trắng quý hiếm - được mệnh danh là 'Nữ thần sông Trường Giang' - đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Cá heo vây trắng - được mện danh là “Nữ thần sông Trường Giang” - một loài động vật quý hiếm đến mức người ta tin rằng nó sẽ mang lại tài lộc, bảo vệ cho ngư dân địa phương và tất cả những người may mắn nhìn thấy nó.


Cá heo vây trắng.

Tuy nhiên việc đánh bắt quá mức và những hoạt động của con người đã đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng cao. Đã nhiều năm trôi qua, không ai còn nhìn thấy chúng.

Samuel Turvey, nhà động vật học và bảo tồn người Anh đã dành hơn 20 năm nghiên cứu ở Trung Quốc, cho biết: “Cá heo sông Trường Giang là một sinh vật độc đáo và tuyệt đẹp".

Cá heo sông Trường Giang thuộc họ động vật có vú riêng, đã tồn tại hàng chục triệu năm nay. Mặc dù có nhiều loài cá heo sông khác trên thế giới, loài này rất khác biệt nên không có liên hệ đến nhóm nào khác", Turvey nói.

“Sự tuyệt chủng không chỉ là một thảm kịch về giống loài, mà còn là sự mất mát lớn cho tính đa dạng về sự độc đáo của con sông, để lại những lỗ hổng lớn trong hệ sinh thái", ông nhấn mạnh.

Các chuyên gia lo ngại rằng các loài động thực vật bản địa quý hiếm khác ở con sông dài nhất châu Á này sẽ có chung số phận như loài cá heo vây trắng, khi phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tình trạng đáng báo động

Trung Quốc đang loay hoay đối phó với đợt nắng nóng tồi tệ nhất ghi nhận được, đồng nghĩa với việc sông Trường Giang đang khô cạn dần.

Kể từ tháng 7, với lượng mưa dưới mức trung bình, mực nước tại đây đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 50% so với mức bình thường vào cùng thời điểm trong năm. Điều đó đã làm lộ các đoạn lòng sông bị nứt và các đảo chìm.


Sông Trường Giang là con sông dài nhất ở Trung Quốc. (Đồ họa: CNN).

Con sông quan trọng nhất của Trung Quốc, ước tính 6.300 km, trải dài từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Hoa Đông gần Thượng Hải đã bị hạn hán tàn phá, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước, lương thực, giao thông và thủy điện cho hơn 400 triệu người dân.

Tác hại đến con người là rất lớn. Các nhà máy phải đóng cửa để dự trữ nguồn cấp điện và nước cho hàng chục nghìn người.

Theo các chuyên gia, sự biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gây ra đã tạo ra môi trường tiêu cực lên hàng trăm loài động thực vật sinh sống trong và xung quanh sông.

Nhà sinh thái học bảo tồn Hoa Phương Nguyên, trợ lý giáo sư từ Đại học Bắc Kinh chia sẻ: “Trường Giang là một dòng sông tối quan trọng đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái nước ngọt, nên chúng tôi vẫn liên tục khám phá được các loài sinh vật mới hàng năm".

“Tại đây có nhiều loài cá từ ít được biết đến, chưa được biết đến tới các loài thủy sinh khác, rất có thể đang trên bờ vực tuyệt chủng một cách âm thầm và chúng ta chỉ đơn giản là không biết hết", cô nhận xét.

Thêm nhiều sinh vật bị đe dọa

Trong nhiều năm, các nhà bảo tồn và khoa học đã xác định và theo dõi hàng trăm loài động thực vật hoang dã có nguồn gốc từ sông Trường Giang.

Trong số đó có loài cá heo không vây Trường Giang đang có nguy cơ bị tuyệt chủng tương tự cá heo vây trắng, do hoạt động của con người và môi trường sống bị hủy hoại. Cá sấu Trung Quốc hay rùa mai mềm Thượng Hải - được cho là loài rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới, đang là những loài bò sát cực kỳ nguy cấp.

Các chuyên gia cũng ghi nhận thấy sự sụt giảm nghiêm trọng của nhiều loài cá nước ngọt bản địa, như cá tầm và cá tầm thìa Trung Quốc đã tuyệt chủng.

Loài có nguy cơ cực kỳ nguy cấp là kỳ giông khổng lồ Trung Quốc, một trong những loài lưỡng cư lớn nhất thế giới. Ông Turvey cho biết các quần thể sống của chúng đã bị phá hoại và chúng "đang trên bờ vực tuyệt chủng".


Một cá thể cá sấu Trung Quốc tại sở thú Thượng Hải. Số lượng loài động vật này trong tự nhiên đang giảm mạnh. (Ảnh: Getty Images).

“Mặc dù được bảo vệ cao, nhưng kỳ giông khổng lồ Trung Quốc đang bị đe dọa nhiều hơn từ biến đổi khí hậu, cụ thể là khi nhiệt độ toàn cầu và hạn hán tăng lên chắc chắn sẽ có hại cho một loài dễ bị tổn thương", ông nói.

Ông nhận xét thêm: “Chúng đã phải sống trong các mối đe dọa như săn trộm, môi trường sống bị hủy hoại và ô nhiễm trong một thời gian dài, nhưng khi thêm vào đó sự biến đổi khí hậu, cơ hội sống sót của chúng giảm đi đáng kể.

Loài lưỡng cư này chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt và nếu mực nước xuống thấp, chắc chắn sẽ gây áp lực lớn hơn cho số lượng của chúng trên khắp Trung Quốc".

Các nhóm bảo tồn thiên nhiên lớn như Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) cho biết tình trạng của sông Trường Giang hiện nay không chỉ là vấn đề của người dân và chính phủ Trung Quốc mà còn là của cộng đồng quốc tế.


Cá tầm Trung Quốc ở sông Trường Giang hiện đã bị tuyệt chủng. (Ảnh: Getty Images).

Nhà khoa học Jeff Opperman cho biết: “Các con sông trên khắp thế giới từ châu Âu đến Mỹ, đã chạm mức dòng chảy thấp trong lịch sử, tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái".

“Lưu lượng sông giảm và nước ấm hơn ở Trường Giang là mối đe dọa đối với các loài động vật nước ngọt, gia tăng áp lực đối với các loài động vật vốn đã cực kỳ nguy cấp còn sót lại như cá heo không vây Trường Giang và cá sấu Trung Quốc. Mực nước sông thấp cũng tác động lên ao hồ và vùng đất ngập nước gần đó, những nơi rất quan trọng đối với hàng triệu loài chim di cư dọc theo tuyến Đường bay Đông Á”.

Cô Phương Nguyên cho rằng cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng và thêm nỗ lực để bảo vệ con sông lớn của Trung Quốc. “Con người phụ thuộc vào tự nhiên để tồn tại. Đây là một bài học cho mọi nền văn minh", cô khẳng định.

Cô nói: “Trường Giang là con sông dài nhất ở Trung Quốc và ở châu Á, từ lâu nó đã là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Bất chấp các mối đe dọa và tổn thất nghiêm trọng, sông Trường Giang vẫn còn nhiều đa dạng sinh học cần bảo tồn”.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng và tính biểu tượng của con sông lớn thứ ba trên thế giới này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nếu không hành động sớm thì sẽ có thêm nhiều sinh vật rơi vào tình trạng như cá heo vây trắng và cá tầm thìa Trung Quốc.

Ông Turvey nói: "Trường Giang là một viên ngọc quý của châu Á, nên chúng ta không được từ bỏ hy vọng cứu những loài như kỳ giông khổng lồ, bò sát sông và nhiều loài khác".

"Nếu có một bài học từ sự nguy cấp của cá heo vây trắng, thì sự tuyệt chủng sẽ là mãi mãi và chúng ta không được xem nhẹ nó", ông nhấn mạnh.

Cập nhật: 20/09/2022 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video