Sâu Nam Cực, nhện biển, nhím biển và các loài sinh vật biển khác sống gần bờ thường xuyên bị các núi băng đập vào. Thông tin mới cho thấy môi trường sống dọc bán đảo Nam Cực sẽ còn bị núi băng tấn công nhiều hơn. Đó là do số lượng núi băng di chuyển qua đáy biển ngày một tăng xuất phát từ hiện tượng biển băng co lại.
Các nhà khoa học thuộc cơ quan British Antarctic Survey (BAS) đã cho cho thấy độ dài của biển băng mùa đông ảnh hưởng tới tỉ lệ núi băng quét qua đáy biển phía tây bán đảo Nam Cực như thế nào trong khi số lượng núi băng trong khu vực thường giảm (về không gian và thời gian) trong vài thập kỉ vừa qua do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Núi băng đang quấy rối nghiêm trọng các sinh vật biển sống ở độ sâu 500m ở đáy biển, nơi tập trung đến 80% sinh vật sống của Nam Cực.
Một nhà sinh học nghiên cứu sinh vật biển người Anh nhìn thấy bọt biển khổng lồ ở mức nước 20m cách mặt nước biển. (Ảnh: Image courtesy of British Antarctic Survey) |
Bằng cách sử dụng lưới điều khiển các vật đánh dấu nhỏ trên đáy biển ở 3 độ cao khác nhau trong suốt 5 năm, các thợ lặn của BAS đã có thể xác định tần số núi băng quét qua đáy biển nhờ phương pháp đếm số lần vật đánh dấu bị hư hỏng hay thiệt hại hàng năm.
Hiện tương băng gây rối được coi là động lực của cấu trúc cộng đồng sinh vật đáy biển Nam Cực. Núi băng làm hủy hoại đáy biển vốn là nơi cư ngụ của rất nhiều loài. Tuy nhiên, hiện tượng có tần số xảy ra đang tăng lên đó sẽ tác động đến loại và số lượng sinh vật biển ở đáy biển từ đó gây ra biến đổi trong phân bố của những loài chủ chốt.
Thông tin cơ bản
Núi băng là khối băng nước ngọt lớn tách ra từ sông băng hay dải băng do tuyết hình thành và nổi trên mặt nước. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng núi băng tác động vào đáy biển. Trong đó bao gồm độ sâu, địa hình đáy biển, khoảng cách tới nguồn băng, hướng gió và thủy triều.
Bán đảo Nam Cực là khu vực có khí hậu biến đổi nhanh chóng. Nam Cực cũng đang nóng lên nhanh hơn bất cứ nơi nào thuộc bán cầu Nam trong nửa thế kỉ vừa qua. Các ghi chép về thời tiết từ bờ biển phía tây bán đảo Nam Cực cho thấy nhiệt độ không khí trong khu vực đã tăng lên gần 3 độ C trong suốt 50 năm qua, gấp mấy lần mức tăng trung bình của toàn cầu và chỉ tương đương với Alaska. Các thông tin trên cũng là ấn phẩm sau cùng của nhà sinh học biển Kirsty Brown, ông đã thiệt mạng trong chuyến đi thực địa tại Nam Cực vào năm 2003.
Bài viết tham khảo:
Dan A. Smale, Kirsty M. Brown, David K. A. Barnes, Keiron P. P. Fraser and Andrew Clarke. Ice scour disturbance in Antarctic waters. Science, 18/7/2008