Núi lửa lớn nhất hệ Mặt Trời ẩn dưới Thái Bình Dương

Nhóm nghiên cứu đến từ Mỹ và Trung Quốc phát hiện núi lửa Tamu Massif ở Thái Bình Dương có diện tích lớn bằng Nhật Bản và Hàn Quốc gộp lại.


Bản đồ núi lửa Tamu Massif lập bằng phép đo độ sâu dưới biển. (Ảnh: Wikipedia)

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters, nhóm nghiên cứu quốc tế người Trung Quốc và Mỹ kết luận ngọn núi lửa lớn nhất thế giới còn lớn hơn so với phát hiện trước đây. Họ gọi sự ra đời của ngọn núi lửa là một trong những sự kiện kỳ thú nhất trong lịch sử địa cầu và phép màu của tạo hóa do độ hiếm có của nó.

Theo South China Morning Post, Tamu Massif, ngọn núi lửa hình khiên đã ngừng hoạt động hình thành cách đây 145 triệu năm vào cuối kỷ Jura, nằm ở độ sâu 2km dưới mực nước biển, giữa Nhật Bản và Hawaii ở Thái Bình Dương. Dù việc phân loại Tamu Massif là núi lửa đơn lẻ vẫn gây tranh cãi, ngọn núi được tìm thấy lần đầu tiên vào tháng 9/2013 bởi nhóm nghiên cứu của William Sager, nhà địa vật lý hải dương ở khoa Khoa học Trái Đất và khí quyển của Đại học Houston, Mỹ.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu địa chấn hơn và lập bản đề cấu trúc ẩn bên dưới của núi lửa, nhóm Sager nhận thấy họ có thể chưa ước tính đúng kích thước thực sự của ngọn núi. Họ tính toán toàn bộ khu vực Shatsky Rise, bình nguyên nhô lên dưới đại dương sau khi Tamu Massif phun trào rộng 533.000 km2.

Trước đó, các nhà khoa học cho rằng ngọn núi lửa có kích thước tương đương Nhật Bản xét về thể tích đất. Theo ước tính mới, nó lớn bằng Nhật Bản và Hàn Quốc gộp lại. Họ cũng nghĩ Tamu Massif nhỏ hơn nhiều so với núi lửa Olympus Mons trên sao Hỏa, vốn được coi là núi lửa lớn nhất hệ Mặt Trời. Chiều cao của Tamu Massif là 4 km trong khi Olympus Mons cao 22 km.

Trong nghiên cứu mới của Viện Hải dương học ở Quảng Châu, Trung Quốc, diện tích bề mặt của Tamu Massif lớn hơn 80% so với Olympus Mons.

"Tamu Massif tạo ra vòm rộng hơn hẳn. Nó đồ sộ hơn bất kỳ ngọn núi lửa nào khác mà chúng ta từng biết trong hệ Mặt Trời nếu xét theo diện tích bề mặt", tiếng sĩ Zhang Jinchang, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu mới, cho biết.

Núi lửa với quy mô lớn như trên vô cùng hiếm gặp. Trước đây, giới khoa học từng cho rằng núi lửa loại này không tồn tại. Núi lửa còn hoạt động lớn nhất ngày nay là Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, với phần chân núi rộng khoảng 5.000 km2, chỉ bằng 1/100 kích thước của Tamu Massif.

Tamu Massif ngừng hoạt động vào đầu kỷ Phấn Trắng, thời kỳ địa chất kết thúc cách đây 100 triệu năm, có nghĩa nó "chết" chỉ vài triệu năm sau khi ra đời. Nhưng Zhang khẳng định ngọn núi sẽ không hồi sinh.

Nghiên cứu của Zhang cho thấy điểm gián đoạn Mohorovic (viết tắt là Moho), biên giới ngăn cách giữa vỏ Trái Đất và lớp phủ, dốc xuống hơn 30 km phía trên chân núi Tamu Massif, tạo thành hàng rào không thể xuyên qua giữa các quặng magma và đáy đại dương.

Cập nhật: 25/03/2016 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video