Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới

Vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển ở phía nam Thái Bình Dương nhấn chìm một hòn đảo và tạo ra hòn đảo khác lớn gấp ba lần.


Ảnh chụp vệ tinh vào thời điểm núi lửa phun trào. (Ảnh: Guardian).

Theo báo cáo của các nhà địa chất hôm 7/11, hòn đảo mới ước tính trải dài 400m và rộng 100m, cách đảo Lateiki (cũ) bị nhấn chìm khoảng 120m về phía tây. Nó nằm giữa Kao và Late, thuộc nhóm đảo Ha’apai ở phía bắc Tonga.

Chuyên gia Taaniela Kula từ Dịch vụ Địa chất Tonga cho biết biến động địa chất này là kết quả sau 18 ngày phun trào dung nham liên tục của một khe nứt núi lửa dưới đáy biển từ giữa tháng 10. Hòn đảo, được gọi là Lateiki mới, nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra các vụ phun trào núi lửa và chịu trách nhiệm cho 90% số trận động đất trên thế giới.


Vị trí quốc đảo Tonga. (Ảnh: Al Jazeera).

Hầu hết các hòn đảo hình thành từ dung nham và tàn tro núi lửa thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn do cấu trúc thiếu ổn định và dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn.

Cuối năm 2014, một vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển cũng tạo ra hòn đảo lớn ở Tonga. Ban đầu, các chuyên gia dự đoán nó chỉ tồn tại trong vài tháng nhưng đến nay, sau gần 6 năm, hòn đảo vẫn đứng vững và trở thành nơi cư trú của nhiều loài chim với hệ thực vật phong phú.

Cập nhật: 09/11/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video