Nước bọt chó mèo dễ gây nhiễm khuẩn cho người

Nước bọt chó chứa nhiều loại ký sinh trùng không thích ứng với cơ thể người nên cần hạn chế tiếp xúc.

"Chó thường tự liếm hậu môn nên nước bọt của chúng dễ nhiễm trứng ký sinh trùng", bác sĩ Mary Beth Leininger từ Tập đoàn Bảo hiểm Thú cưng Hartville giải thích với Medical Daily. Theo bà, phụ huynh cần thận trọng, không để chó liếm mặt trẻ con.


Nước bọt của chó dễ nhiễm trứng ký sinh trùng. (Ảnh: Petful).

Đồng tình với quan điểm trên, bác sĩ Neilanjan Nandi, phó giáo sư y khoa tại Đại học Drexel cho biết mồm chó là nơi sinh sôi đầy nấm men, virus, vi khuẩn. Chủ nhân chỉ nên để chó liếm tay chân với điều kiện da lành lặn. Tuyệt đối tránh để nước bọt chó tiếp xúc với vùng miệng, mũi, mắt nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, dị ứng đường hô hấp, nhiễm nấm.

Bác sĩ Nandi lưu ý thêm quan niệm nước bọt chó chữa lành vết thương tuy không sai nhưng không thể áp dụng bừa bãi. Nước bọt chó vốn dành riêng cho bản thân chúng và chứa nhiều loại sinh vật không phù hợp với cơ thể người.

Ngoài ra cũng nên lưu ý loài mèo. Mèo có khả năng truyền bệnh mà thường thấy nhất là bệnh mèo cào. Con người dễ nhiễm trùng xuất hiện khi bị mèo liếm vết thương hở hoặc cào, cắn người. Tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn, bạn hãy chắc chắn thú cưng được tiêm các loại vắc xin cần thiết và tẩy giun, tránh xa phân của những con vật khác. Bên cạnh đó, đừng quên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Cập nhật: 31/10/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video