Nước dập được lửa vậy mà tại sao vẫn có núi lửa phun trào dưới lòng đại dương?

Nghe núi lửa dưới lòng đại dương cứ hơi sai sai nhỉ, nhưng vì sao núi lửa hình thành và phun trào được dưới biển chứ? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ đấy!

Các hòn đảo với biển xanh cát trắng như Hawaii vốn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch. Nhưng ẩn sâu dưới lòng biển lại có những ngọn núi lửa. Vậy tại sao núi lửa lại có thể hình thành dưới nước?

Núi lửa dưới biển hiếm hơn núi lửa trên cạn nhưng lại là những núi lửa hoạt động tích cực và mạnh nhất. Theo thống kê, gần 75% lượng magma hàng năm trên Trái đất đến từ các núi lửa dưới biển.


Núi lửa dưới biển hiếm hơn núi lửa trên cạn.

Rất khó để các nhà địa chất có thể nắm bắt được hoạt động và tình trạng của những núi lửa này vì chúng ẩn sâu hàng nghìn mét dưới đại dương.

Họ phải nghiên cứu dựa vào các mảnh vụn hay những hòn đá sau khi núi lửa phun trào. Cách này giúp họ biết được nhiệt lượng và hóa chất trong núi lửa dưới biển đã hoạt động như thế nào.


Núi lửa phun trào trong lòng đại dương.

Theo các nhà địa chất học, nguyên tắc của sự hình thành núi lửa dưới biển hay trên cạn đều giống nhau. Chúng được hình thành khi các mảng kiến ​​tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.

Sự va chạm của các mảng kiến ​​tạo bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như lực quay của Trái đất, lực thủy triều, lực hấp dẫn của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời.

Khi hội tụ lại với nhau, mảng kiến tạo nặng hơn sẽ trượt xuống dưới mảng nhẹ hơn nên tạo thành một rãnh giữa hai mảng kiến tạo. Những tảng đá mắc kẹt trong rãnh này dần tan chảy, tạo điều kiện cho dung nham dâng lên tạo thành các điểm nóng.


Dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước.

Trường hợp thứ hai là khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau do áp lực nước và dòng đối lưu. Sự tách rời nhau của các mảng kiến tạo vô tình tạo ra khoảng trống giữa chúng, giúp cho dung nham bên dưới có cơ hội di chuyển đến các vết nứt này.

Theo thời gian, dung nham tích tụ đến miệng núi lửa và cuối cùng là phun trào trong nước. Tuy nhiên, do miệng núi lửa bị bao quanh bởi nước và áp lực nước nên ngay khi phun trào, dung nham sẽ bị đông nguội, hay còn gọi là dung nham gối hoặc đá magma.


Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.

Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đại dương. Dần dần, các lớp đá magma kiên cố chồng lên nhau và hình thành một ngọn núi. Trải qua hàng triệu năm, các lớp đá magma này có thể hình thành "đảo" núi lửa.

Những hòn đảo lớn như đảo Hawaii nằm trong Thái Bình Dương được hình thành nhờ những điểm nóng và đá magma. Chúng đã phải trải qua sự hoạt động mạnh mẽ của những núi lửa dưới biển để thành những hòn đảo như ngày nay.

Cập nhật: 28/05/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video