Cơn khát nước ngọt của loài người đang dần dần hút cạn các con sông vốn đang là cảnh quan trên toàn thế giới, một nghiên cứu về nước ngầm cho thấy.
Tầng nước ngầm dưới lòng đất chiếm phần lớn lượng nước ngọt con người có thể khai thác để sống trên trái đất. Theo số liệu tổng thế, khoảng 70% nước ngầm được sử dụng trên toàn thế giới dành cho nông nghiệp. Nhưng nước mặt như sông suối cũng dựa vào mạch nước ngầm. Khi con người bơm quá nhiều quá nhanh từ mạch nước ngầm, đường thủy tự nhiên trống rỗng, làm tổn hại hệ sinh thái nước ngọt.
Bơm hút quá mức từ mạch nước ngầm đang gây hại cho hệ sinh thái sông trên toàn thế giới. Trong ảnh là sông Hằng ở Ấn Độ. (Ảnh: GETTY IMAGES).
Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Thiên nhiên mới đây phát hiện ra rằng, việc bơm nước ngầm đã bùng phát đến ngưỡng mà các nhà khoa học gọi là giới hạn dòng chảy môi trường, tức là có từ 15 đến 21% các lưu vực sông đã bị ảnh hưởng bởi sự khai thác con người. Hầu hết những con sông và suối này nằm ở những vùng khô hơn như Mexico và miền bắc Ấn Độ, nơi nước ngầm được sử dụng để tưới tiêu.
Nếu việc khai thác nước ngầm tiếp diễn ở mức hiện tại, tác giả ước tính trước năm 2050, khoảng 42 đến 79 % lưu vực sông sẽ bị ảnh hưởng hoặc còn vượt qua ngưỡng này.
Đây là một vấn đề đáng báo động, ông Inge de Graaf, một nhà thủy văn học tại Đại học Freiburg ở Đức nói. Nước ngầm và nước mặt có mối liên hệ mật thiết với nhau, và việc bơm hút nước ngầm quá nhiều sẽ tạo ra “một quả bom hẹn giờ” đối với các lưu vực sông.
Một tầng chứa nước khỏe mạnh có các hệ sinh thái chống lại sự biến động theo mùa trong nguồn nước, mang lại sự ổn định cho các loài thực vật và động vật sống dựa vào nó. Nhưng nếu bơm hút quá nhiều nước ngầm, nước mặt bắt đầu thấm vào tầng ngậm nước phía dưới, rút cạn sinh khí từ nhiều môi trường sống của sông suối.
Theo ông De Graaf, chúng ta cần phải suy nghĩ về điều này ngay bây giờ chứ không phải 10 năm nữa. Chúng ta có thể giảm việc bơm hút nước ở những khu vực này, phát triển hệ thống tưới tiêu tốt hơn. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nơi nào cần nhắm đến những nỗ lực bền vững hơn”, nhà khoa học này cho biết.