Nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao

“Đà điểu nuôi rất nhàn mà cho hiệu quả kinh tế cao”, đó là điều ông Lê Văn Lượng ở tổ 6, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đúc rút được sau hơn 4 năm gắn bó với loài vật "đặc biệt" này.

>> Ứng dụng CNTT trong nuôi đà điểu

Nuôi đà điểu hướng phát triển kinh tế triển vọng

Gọi là vật nuôi “đặc biệt” bởi trước ông Lượng ở Hòa Bình chưa có ai chăn nuôi đà điểu. Nhớ lại ngày đầu bắt tay nuôi đà điểu, ông Lượng chia sẻ: “Vận động mãi vợ con mới nhất trí đầu tư mua đà điểu giống song ngày mang về, hàng xóm đến xem rất đông. Nhiều người lắc đầu vì “chỉ thấy nó ở trên ti vi”. Tôi càng thêm quyết tâm phải nuôi bằng được đà điểu”.

Trước đó, với bản tính cần cù, chịu khó, nhưng ông Lượng vẫn luôn trăn trở một điều, đó là dù đã gắn bó cùng nhiều nghề mà kinh tế gia đình vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tình cờ một lần đọc Báo Nông nghiệp Việt Nam, thấy giới thiệu mô hình nuôi đà điểu thành công ở một số địa phương như Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, ông Lượng đã nhanh chóng bị lôi cuốn.

Sau khi dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đặc tính sinh học, đặc điểm sinh trưởng và kinh nghiệm nuôi đà điểu trong sách, báo, đầu năm 2010, ông Lượng khăn gói tìm đến trại đà điểu Thiên Lan (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để tìm hiểu và quyết định đầu tư mua con giống với giá 5 triệu đồng/đôi.

Sau khi đưa con giống về nhà nuôi, ông Lượng cũng thường xuyên trở lại trang trại để tiếp tục học hỏi về cách chăm sóc, kỹ thuật phòng, trị bệnh… cho đà điểu.

Cũng theo ông Lượng, từ những kết quả khả quan bước đầu, thời gian tới gia đình ông sẽ tiếp tục xuất bán đà điểu để quay vòng vốn, đầu tư mở rộng đàn.

Nhờ chịu khó chăm sóc đúng quy trình do các kỹ thuật viên của trại đà điểu Thiên Lan hướng dẫn nên đà điểu của gia đình ông Lượng sinh trưởng khá tốt và không bị bệnh tật. Nhận thấy triển vọng của loại vật nuôi mới, cuối năm 2010, ông Lượng lại đầu tư mua thêm 1 cặp đà điểu giống. Đến nay, đàn đà điểu của gia đình ông Lượng đã phát triển lên tới 10 con lớn, nhỏ.

Theo quan sát của chúng tôi, khu vực chuồng nuôi đà điểu được ông Lượng thiết kế khá đơn giản. Ngoài một lán dựng bằng gỗ bạch đàn và tre, nứa có lợp ngói proxi-măng là khu vực chăn thả tương đối rộng rãi được rào chắc chắn bằng hệ thống cọc tre cao khoảng 1,5 - 2 m kết hợp với lưới các loại vì khi phát triển đến khoảng 30 kg là chủ yếu đà điểu chỉ chạy nhảy ngoài trời.

Theo kinh nghiệm của ông Lượng, do là loại động vật hoang dã mới được thuần chủng nên thời gian đầu, đà điểu con khá nhát. Ngoài vốn đầu tư ban đầu khá lớn thì chi phí nuôi đà điểu không tốn như các loại vật nuôi khác bởi thức ăn chủ yếu của nó là rau, cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc… chứ không phải mua cám công nghiệp đắt tiền.

Hơn nữa, công nuôi cũng không mất nhiều vì trên thực tế, mỗi ngày ông Lượng chỉ dành khoảng 2 giờ để chăm sóc đàn đà điểu. Mặt khác, đà điểu là loại động vật hoang dã nên có sức đề kháng tốt, có khả năng chịu nóng, chịu rét và rất ít khi bị bệnh dịch. Nếu chăm sóc đúng quy trình, bảo đảm tốt về dinh dưỡng thì đà điểu sau khi nuôi từ 12 - 14 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng trung bình đạt trên 1 tạ đối với con đực và khoảng 90 - 95 kg đối với con cái.

Tìm hiểu được biết, hiện nay nhu cầu thịt đà điểu của thị trường là khá lớn và ổn định. Tại Hòa Bình, thịt đà điểu đang được thu mua với giá tương đối cao để chế biến các món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn. Riêng năm 2014, với việc xuất bán 2 con đà điểu thương phẩm, gia đình ông Lượng đã thu về gần 50 triệu đồng.

Theo Citinews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video