Ô nhiễm không khí làm giảm hương hoa

Một nghiên cứu mới của trường Đại học Virginia cho biết sự ô nhiễm không khí từ các nhà máy sản xuất điện và xe ô tô đang làm tổn hại đến mùi hương của hoa và do đó làm hạn chế khả năng theo dấu mùi hương của các loài côn trùng thụ phấn. Điều này một phần nào giải thích nguyên nhân tại sao các quần thể hoang dã của một số loài thụ phấn, cụ thể là ong cần mật hoa làm thức ăn, đang giảm đi ở một số khu vực trên thế giới, trong đó có California và Hà Lan. 

Jose D. Fuentes – giáo sư ngành Khoa học môi trường thuộc Đại học Virginia và là đồng tác giả của cuộc nghiên cứu - cho biết “Các phân tử mùi thơm tỏa ra từ hoa ở trong môi trường ít bị ô nhiễm, như vào ở những năm 80, có thể di chuyển khoảng từ 1.000 đến 1.200 mét; nhưng ở môi trường bị ô nhiễm theo hướng gió thổi tại các thành phố lớn hiện nay thì chúng chỉ có thể đưa hương thơm được từ 200 đến 300 mét. Điều này sẽ càng gây khó khăn cho các loài thụ phấn định vị được hoa.”

Kết quả tiềm tàng là một vòng luẩn quẩn nơi có các loài thụ phấn đấu tranh để tìm đủ thức ăn duy trì số lượng của chúng, và vì như vậy các quần thể cây trồng ra hoa sẽ không được thụ phấn đủ để sinh sôi và phát triển đa dạng.

Giáo sư trường Đại học Virginia Jose Fuentes (ở giữa) và các sinh viên Quinn McFrederick (bên trái) và James Kathilankal (bên phải) là các tác giả của cuộc nghiên cứu này. (Ảnh: Dan Addison)

Những cuộc nghiên cứu khác cũng như những kinh nghiệm thực tế của nông dân cho thấy rằng trong những năm gần đây số lượng ong, đặc biệt là ong vò vẽ và bướm đang giảm trầm trọng. Fuentes và đội ngũ nghiên cứu thuộc trường Đại học Virginia của ông, trong đó có Quinn McFrederick and James Kathilankal, cho rằng chính sự ô nhiễm không khí – đặc biệt là trong thời điểm nóng nhất của mùa hè – có thể là một nguyên nhân.

Để điều tra yếu tố này, họ đã chế tạo ra một mô hình toán học để tính toán cách thức hương hoa làn truyền trong gió. Các phân tử mùi thơm tỏa ra từ hoa rất dễ bay hơi và nhanh chóng bám vào các chất gây ô nhiễm như ozon, các gốc hydroxyl và nitrate, những chất này sẽ làm mất mùi hương phát ra. Điều này có nghĩa là thay vì lan truyền đi với mùi thơm nguyên sơ ở khoảng cách dài trong gió, mùi hương đã bị thay đổi bản chất hóa học và theo một khía cạnh nào đó thì hoa không còn thơm giống mùi hoa nữa. Điều này buộc các loài thụ phấn phải tìm kiếm xa và lâu hơn và có thể phải dựa vào thị lực nhiều hơn cũng như sẽ dựa vào mùi hương ít hơn.

Các nhà khoa học đã tính toán mức độ hương thơm và khoảng cách mà hương thơm có thể bay đi dưới những điều kiện khác nhau, từ các mức độ thay đổi tiền công nghiệp chưa bị ô nhiễm tương đối, đến những điều kiện hiện tại ở một số khu vực nông thôn theo hướng gió từ các thành phố lớn.

Fuentes nói “Rõ ràng là sự ô nhiễm không khí làm giảm đi mùi hương của hoa khoảng 90% ở những thời kỳ trước các ngành công nghiệp nặng và ô tô. Và càng có nghiều ô nhiễm trong một khu vực thì càng có nguy cơ lớn hương thơm của hoa sẽ bị giảm đi.”

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên tờ Atmospheric Environment.

Nghiên cứu được Tổ chức khoa học quốc gia Mỹ tài trợ.

THANH TÂM (Theo ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video