OceanOne - Robot thợ lặn hình người của các nhà nghiên cứu Đại học Stanford

OceanOne là mẫu robot hình người mới của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford (Mỹ), với khả năng lặn hàng trăm mét dưới đáy đại dương, phục vụ cho các công việc mà con người không thể thực hiện được.

Trong đợt thử nghiệm đầu tiên, OceanOne hoàn thành nhiệm vụ của nó một cách xuất sắc, khi bơi đến xác con tàu đắm và lấy từ đó một chiếc bình cổ. Được biết con tàu này là La Lune - soái hạm dưới thời của Quốc vương Louis XIV (Pháp), bị đánh chìm vào năm 1664. Xác tàu đắm nằm ở độ sâu 100 mét, vẫn chưa bị xáo trộn cho đến cách đây 2 tuần, khi con robot nói trên thực hiện sứ mệnh được giao.


OceanOne robot.

OceanOne được điều khiển từ xa thông qua thiết bị đặc biệt, bởi giáo sư khoa học máy tính, ông Oussama Khatib. Ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt nước, ông sử dụng cần điều khiển xúc giác để kiểm soát chuyển động của robot dưới đáy biển. Khatib cho rằng việc kết hợp các kỹ năng của con người với cấu trúc robot mạnh mẽ, sẽ thay đổi tương lai của thăm dò dưới nước.


OceanOne được điều khiển từ xa thông qua thiết bị đặc biệt bởi giáo sư Oussama Khatib.

"Con người có thể cung cấp cho robot trực giác, chuyên môn và khả năng nhận thức. Còn robot thì có thể làm việc ở khu vực quá nguy hiểm đối với con người", giáo sư Khatib chia sẻ. Khó khăn đối với con người nằm ở nguồn cung cấp không khí và sự nguy hiểm của chứng bệnh giảm áp. Tuy nhiên, thành công của OceanOne cho thấy nó có thể thay thế con người, kéo dài thời gian diễn ra cuộc thám hiểm đại dương, đồng thời gia tăng độ sâu bị giới hạn trước giờ.


Thành công của OceanOne cho thấy nó có thể thay thế con người.

Ngoài 2 máy ảnh đóng vài trò như "mắt" quan sát, bàn tay của OceanOne còn được trang bị các cảm biến, mang đến cho người điều khiển một tính năng gọi là Phản hồi xúc giác. Nghĩa là khi ra lệnh cho robot cầm nắm thứ gì đó lên thông qua cần điều khiển, bạn sẽ cảm nhận được là nó nặng, nhẹ thế nào, cứng rắn hay mỏng manh ra sao. "Bạn có thể cảm thấy chính xác những gì robot thực hiện", ông Oussama Khatib, cho biết. "Như thể bạn đang có mặt ở đó, với các giác quan được tạo ra theo một khía cạnh nhận thức hoàn toàn mới". Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm cách tăng cường độ "nhạy" của các cảm biến này, nhằm mang lại cho người điều khiển trên bờ những cảm giác chính xác hơn về vật mà họ chạm vào từ xa.

Cập nhật: 09/05/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video