Ong bắp cày dùng năng lượng mặt trời

Loài ong phương Đông này thuộc họ ong bò vẽ, có một cấu trúc đặc biệt trên khoang bụng giúp thâu nhận ánh mặt trời, và một sắc tố đặc biệt giúp chuyển hóa thành năng lượng.


Loài ong bắp cày. (Ảnh internet)

Ong bắp cày, tên khoa học là Vespa orientalis sống chủ yếu từ cận đông tới Ấn Độ. Chúng đào hang dưới đất để làm tổ. Các nhà khoa học từ lâu đã biết một điều: trời càng nắng nóng chừng nào, ong bắp cày càng đào hăng chừng đó.

Nghiên cứu cho thấy phần thân màu nâu có những tố chất chống phản xạ rất tốt. Chúng chia nhỏ tia nắng và phân tán ra thành nhiều hướng.

Phần bụng màu vàng có những gò hình oval, trên mỗi gò lại có những lỗ nhỏ lõm sâu vào. Những cấu trúc này khiến cho lớp biểu bì của ong hút ánh nắng vào người.

Nhưng ánh nắng phải thông qua “xử lý” và đó là nhờ các sắc tố. Nếu như melanin làm cho ong có màu nâu thì xanthopterin làm cho phần đầu và bụng ong có màu vàng sáng.

Xanthopterin giống như nguyên tử hái lượm ánh sáng và chuyển hóa thành điện năng”, tiến sĩ Plotkin, trưởng nhóm nghiên cứu làm việc tại Anh và Israel, cho biết.

Đó có thể là lý do tại sao ong bắp cày, khi trời nắng nóng, càng “cày” hăng.

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video