Ống bơm máu tí hon chữa bệnh suy tim

Một máy hỗ trợ tim mới có thể được cấy ghép mà không cần qua “phẫu thuật xâm lấn”.

CircuLite's Synergy – loại máy bơm máu nhỏ nhất có thể cấy ghép đang được sử dụng hiện nay – có kích cỡ bằng một cục pin AA. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy ống bơm ở bên dưới da và uốn khúc dòng chảy của nó (được trình bày ở hình trên là luồn qua dưới ngón tay cái) vào trong tim bằng cách sử dụng một cái ống thông catheter. Việc tách mở lồng ngực của bệnh nhân và việc đi qua con đường vòng giữa tim và phổi sẽ không còn cần thiết nữa.

Đối với một bệnh nhân mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối, một máy bơm cấy ghép giúp cho việc tuần hoàn máu có thể thêm được vài tháng hay thậm chí là nhiều năm kéo dài tuổi thọ. Hiện tại, CircuLite – một công ty của Úc – đã phát minh ra một máy bơm cấy ghép có trọng lượng chỉ bằng 1 phần 6 loại máy nhỏ nhất trước đó. Với kích cỡ bằng một cục pin tiểu AA, nó có thể được cấy ghép qua một quy trình thông hệ tuần hoàn ít xâm phạm hơn nhiều so với các cuộc giải phẫu đặt máy bơm máu hiện nay. Do đó nên nó có thể được sử dụng để chữa trị những bệnh nhân ở các giai đoạn đầu của bệnh suy tim, đó là những bệnh nhân mà phẫu thuật cấy ghép trước đó quá nguy hiểm đối với họ.

(Ảnh: CircuLite)

Được phát minh ra cách đây hơn hai thập niên, những máy bơm trước đó – hay còn gọi là các thiết bị hỗ trợ tâm thất (VADS) – hỗ trợ cho bệnh nhân giới hạn trong một bản điều khiển ở bên ngoài và một máy pha loãng máu. Thế hệ thứ hai của VAD vẫn đang được sử dụng rộng rãi làm quay được các rôto đưa máu vào. Các thiết bị thế hệ thứ ba được chế tạo nhỏ hơn, bằng cách sử dụng các lực tính từ hoặc lực thủy tĩnh để làm thả trôi bộ phận rôto trong máu. Điều đó sẽ loại bỏ sự ma sát giữa các bộ phận của máy bơm mà các thế hệ máy trước đó hay dẫn đến sự tan vỡ hay các cục máu. Tuy nhiên việc cấy ghép những thiết bị này vẫn đòi hỏi việc mổ cắt xương ức và bệnh nhân phải trải qua con đường vòng giữa tim và phổi.

Máy bơm của CircuLite được gọi là Synergy đã sử dụng sự kết hợp giữa các lực tính từ và lực thủy tĩnh để làm thả trôi các bộ phận rôtơ. Tuy nhiên máy bơm này khác với thiết bị VAD ở chỗ nó hút máu từ một khoang tim khác và trả lại máu thông qua một động mạch khác. Do nó được thiết kế cho các bệnh nhân bị suy tim trong giai đoạn đầu – tim của những bệnh nhân này có thể tự bơm được một lượng máu khiêm tốn – nên máy bơm Synergy có một động cơ nhỏ hơn và ít lực hơn. Không giống như các thiết bị cấy ghép VAD trú ngụ sâu ở bên trong khoang ngực, máy bơm Synergy đủ nhỏ để đặt gần bề mặt da.

Yoshifumi Naka – giám đốc của Chương trình hỗ trợ lưu thông cơ học thuộc Trung tâm Y khoa trường Đại học Columbia nói “Đây là một thiết bị rất nhỏ và được chế tạo rất tốt”.

Thiết bị này bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu vào tháng 6 năm 2007 và cho tới nay đã được cấy ghép vào 9 bệnh nhân. Cho đến nay tất cả 9 bệnh nhân đó đều còn sống, và 5 người trong số họ đã được giải phẫu cấy ghép tim thành công. CircuLite ước tính rằng những cuộc thử nghiệm lâm sàng của Mỹ sẽ khởi đầu vào đầu năm 2009.

Bản thân máy bơm nằm ở phía dưới da, nhưng ống dòng chảy của nó lại tiến vào sâu hơn, vào trong tâm nhĩ trái của tim. Hiện tại, trong các cuộc nghiên cứu của người châu Âu, bác sĩ giải phẫu đã đặt ống dây giữa các xương sườn. Phương pháp phẫu thuật lồng ngực với vết mổ nhỏ này nhanh hơn và an toàn hơn phương pháp mổ lồng ngực yêu cầu đối với các máy bơm máu cấy ghép khác, nhưng vẫn còn phải thông qua con đường vòng giữa phổi và tim. Khi thiết bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ, nó sẽ được cấy ghép mà ít sử dụng tiến trình xâm phạm nhất. Thay vì mở lồng ngực ra và đặt ống dẫn trực tiếp vào tâm nhĩ trái, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một ống thông catheter để uốn nó thông qua một tĩnh mạch lớn vào tâm nhĩ phải của tim, và sau đó đi xuyên qua thành bên trong của tim tới tâm nhĩ trái.

Cuối cùng, máy Synergy sẽ nhắm đến các bệnh nhân thường không sử dụng hỗ trợ máy VAD. Những bệnh nhân này - ở cuối giai đoạn 3 và đầu giai đoạn 4 của bệnh suy tim, thường được gọi là “những giai đoạn không còn hy vọng” - không phản ứng với thuốc nhưng vẫn chưa đủ mức độ mắc bệnh để bảo đảm cho một cuộc phẫu thuật bị xâm phạm nặng và nguy hiểm. Paul Southworth – giám đốc tài chính của CircuLite cho biết: “Họ thực sự không có sự lựa chọn nào khác." Naka thuộc đại học Columbia nói “Sự can thiệp sớm hơn sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này một cách sâu sắc hơn”.

Máy bơm CircuLite được cung cấp năng lượng bởi một bộ pin nặng khoảng 4 pound được đeo ở thắt lưng. Southworth cho biết rằng các phiên bản máy tương lai thậm chí sẽ có pin nhỏ hơn nữa, có kích cỡ gần bằng chiếc điện thoại đi động Razr. Các bệnh nhân được cấy máy bơm có thể sinh sống tại nhà với lối sống ít bị giới hạn một cách tương đối. “Họ muốn chơi đùa với con cháu, làm vườn hay làm được những gì mà họ đã làm trước đây nên cũng rất quan trọng là họ phải có một cái gì đó kín đáo”, Southworth nói.

Mặc dù các cuộc thử nghiệm của thiết bị này cho tới nay vẫn nhằm mục đích duy trì sự sống cho các bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối trong khi họ chờ đợi cấy ghép tim, nhưng máy Synergy vẫn chưa được thiết kế như một thiết bị được gọi là cầu nối đến việc cấy ghép tim. Cung cấp một lực thúc đẩy bình thường trong nguồn máu đưa ra từ tim, thiết bị nhắm tới việc hỗ trợ các bệnh nhân suy tim mạn tính trong thời gian dài – qua nhiều năm trời – có lẽ là tránh được yêu cầu cuối cùng là phải ghép tim. Những kết quả sơ bộ từ các cuộc thử nghiệm của châu Âu cho thấy rằng thậm chí máy bơm máu này còn có thể giúp cho việc tim bị suy yếu tự chữa lành bằng cách cho phép nó nghỉ ngơi.

Southworth nói “Máy sẽ cho phép tim nghỉ ngơi và có tiềm năng phục hồi và nó sẽ trợ giúp cho tim ở những chỗ tim không thể bơm máu theo yêu cầu”.

THANH TÂM (Theo TR, Sở KHCN Đồng Nai)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video