Ong tự nhiên xây tổ từ…chất thải nhựa

Trong các cánh đồng hoa màu của Argentina, người ta phát hiện những chú ong hoang dã đã sử dụng vật liệu lạ, thay vì sáp, để xây tổ: chất thải nhựa.

Rất nhiều rác thải nhựa dưới dạng bao bì thường xuất hiện ở các trang trại hoặc được “vô tình cố ý” xả ra tại các danh lam thắng cảnh hay địa điểm du lịch. Môi trường đang thay đổi và các động vật hoang dã phải thích nghi với điều này. Nhưng liệu chúng có thích nghi đủ nhanh để theo kịp với tác động của con người hay không thì vẫn còn phải bàn thêm.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Nông nghiệp Quốc gia Argentina đã phát hiện ra những chiếc tổ ong “nhựa” khi đang nghiên cứu về quá trình thụ phấn của rau diếp xoăn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã dựng 63 tổ bẫy xung quanh các cánh đồng hoa màu. Chúng giống như những “khách sạn ong” mà người dân thường xây dựng ở sân sau nhà để nuôi ong, với những ống dài, rỗng như những lỗ tổ ong nơi ấu trùng ong phát triển.


Những vật liệu nhựa mà ong dùng để xây tổ.

Những con ong có thể xếp những khoang này bằng các vật liệu mà chúng tìm kiếm được như bùn, lá, đá, cánh hoa và nhựa cây. Chúng sử dụng những vật liệu này để xây thành một chiếc tổ ấm cúng, tách thành các khoang ấp dọc theo chiều dài, mỗi tổ chứa một ấu trùng ong.

Vào mùa xuân và mùa hè năm 2017 và 2018, mỗi tháng, nhóm nghiên cứu đều kiểm tra tổ bẫy để tìm kiếm dấu hiệu hoạt động của ong. Tại đó, chỉ có 3 tổ có ong…đến ở. Hai trong số đó được xây bằng bùn và cánh hoa, và đã có năm con ong trưởng thành khỏe mạnh xuất hiện trong những chiếc tổ bẫy này. Chiếc tổ thứ ba có ba lỗ tổ làm hoàn toàn bằng nhựa, được cắt xén cẩn thận thành hình thuôn và hình bầu dục và sắp xếp theo kiểu chồng chéo. Hai lỗ tổ đầu tiên được làm bằng nhựa mỏng, màu xanh nhạt, giống như túi nilon ở siêu thị. Lỗ thứ ba được làm bằng nhựa trắng dày hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong số ba lỗ tổ đó, một lỗ chứa ấu trùng đã chết, lỗ tiếp theo thì con trưởng thành dường như đã ra khỏi tổ, trong khi lỗ còn lại có ấu trùng ong đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, trong số hai lỗ tổ, một ấu trùng đã chết và con còn lại đã trưởng thành - cho thấy nhựa có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để xây tổ, nhưng dù sao cũng không phải là tệ.

Nhóm nghiên cứu không thể nhận diện giống ong đã xây dựng tổ trên những tổ bẫy này, nhưng họ tin rằng đây có thể là giống ong cắt cỏ Alfalfa (tên khoa học là Megachile rotundata), một loài đến từ châu Âu mà nhóm nghiên cứu đã thấy trước đây trong khu vực nghiên cứu có môi trường sống khá tương đồng với khu vực này.

Ong Alfalfa thường cắt lá cũng như cắt tỉa các mảnh nhựa kết hợp với nhau để xây lỗ tổ. Và ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học đã ghi nhận loài ong đặc biệt này sử dụng nhựa để xây dựng các lỗ tổ.

Điều làm cho chiếc tổ mới này trở nên khác biệt đó là tất cả các lỗ tổ đều được làm bằng nhựa; và đây là trường hợp đầu tiên sử dụng hai loại nhựa khác nhau để xây tổ.

Đó là một điều thú vị bởi điều đó có nghĩa là những con ong có tính linh hoạt và khả năng thích nghi cao sẽ giúp chúng theo kịp những thay đổi của môi trường một cách nhanh chóng, nhất là khi việc con người sử dụng thuốc diệt cỏ trong các lĩnh vực có thể làm giảm số lượng thực vật mà ong thường sử dụng để xây tổ.

Hoặc, có thể vì con ong trong trường hợp này chỉ sử dụng nhựa mà không phải là lá với một lý do khác - có thể chúng thích nghi với nhựa theo một cách nào đó mà chúng ta vẫn chưa biết, ví như việc một số loài chim sử dụng tàn thuốc lá để xua đuổi ký sinh trùng.

Điều này cho thấy rõ khả năng thích ứng của ong trong việc tìm kiếm vật liệu thay thế để xây dựng tổ trước sự xáo trộn trong môi trường mà con người là tác nhân chính.

Cập nhật: 24/06/2019 Theo nghenhinvietnam
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video