Patch Test: Xét nghiệm tìm nguyên nhân gây dị ứng

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội vừa đưa dịch vụ Patch Test (Kiểm tra dị ứng áp da), nhằm giúp bệnh nhân tìm ra nguyên nhân gây viêm da, dị ứng da. 

Trước thực tế đó, bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đưa dịch vụ trọn gói mới: Patch Test (Kiểm tra dị ứng áp da), nhằm giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân  gây viêm da, dị ứng da. 

Đặc biệt, giúp cho những bệnh nhân bị viêm da cơ địa như chàm, sẩn ngứa, viêm da thần kinh… cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, bệnh viện Việt Pháp HN đang triển khai loại hình kiểm tra này, với gói dịch vụ bao gồm: Một lần khám và tư vấn với bác sỹ chuyên khoa da liễu; xét nghiệm tìm dị ứng nguyên và hai lần khám tái khám, tư vấn với bác sỹ chuyên khoa da liễu

Sau khi làm Patch Test, khách hàng sẽ được cung cấp một danh sách các dị nguyên để phòng tránh dị ứng (viêm da tiếp xúc dị ứng), cùng các lời khuyên của bác sỹ để giúp không tái phát nhiều căn bệnh da liễu gây phiền toái.

Patch Test là gì?

Xét  nghiệm nguyên nhân gây viêm da bằng Patch Tets (Ảnh: bio-diagnostics)
Patch Tets là xét nghiệm tìm các nguyên nhân gây viêm do da tiếp xúc.

Xét nghiệm này sử dụng các dị nguyên đã chế sẵn áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu có dấu hiệu của dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên nào thì đó là nguyên nhân gây bệnh.

Dị nguyên là chất có thể gây dị ứng cho da. Các chất này có ở trong thuốc, trong hóa mỹ phẩm và trong các ngành công nghiệp như: thuộc da, thuốc lá cao su và các ngành công nghiệp khác.

Ai là người làm nên xét nghiệm này?

Hầu hết mọi người đều làm nên xét nghiệm này, bởi lẽ khi biết được mình thường bị dị ứng với dị nguyên nào, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để bảo vệ chính làn da của mình.

Đặc biệt, những người hay bị dị ứng mà chưa rõ nguyên nhân, những bệnh nhân bị viêm da cơ địa (chàm, sẩn ngứa, viêm da thần kinh…); những người thường xuyên tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, nhất là chị em phụ nữ  sử dụng nhiều mỹ phẩm, đồ trang sức; những người làm việc trong ngành công nghiệp hóa chất nên làm Patch Tets.

Làn da – hệ thống bảo vệ cơ thể

Da bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường, với hai hàng rào là lớp sừng và màng đáy. Nếu lớp sừng bị tổn thương thì sẽ làm tăng khả năng hấp thụ qua da, tăng mất nước qua lớp thượng bì. Hóa chất sẽ dễ dàng thấm qua da, chức năng bảo vệ và phục hồi của da sẽ dần bị cạn kiệt. Kết quả không tránh khỏi là da bị viêm.

Viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào các yếu tố như: nồng độ chất tiếp xúc, cách thức chúng ta tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, vùng tiếp xúc, tuổi tác, tính mẫn cảm của từng cá nhân, tình trạng da, chủng tộc và các yếu tố khác như thời tiết nóng, ẩm, lạnh, tăng tiết mồ hôi… Thường thì da đen ít mẫn cảm hơn da trắng. Da khô, da bị tổn thương sẽ làm tăng hấp thụ các dị nguyên qua da. Trẻ em gái (12-16 tuổi) hay có mẫn cảm với niken ở đồ trang sức. Người trẻ bị viêm da tiếp xúc do sử dụng mỹ phẩm, môi trường nghề nghiệp, trong khi người lớn tuổi thường do dùng thuốc.

Thế nào là viêm da tiếp xúc?

Vùng da bị mày đay (Ảnh: VNN)

Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân bên ngoài. Đó là một phản ứng của cơ thể trước các yếu tố lạ gây dị ứng. Dựa vào cơ chế gây bệnh, người ta chia viêm da tiếp xúc làm hai loại: Dị ứng và kích ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng (phản ứng viêm do tiếp xúc với chất kích ứng) thường do các chất kiềm, axit và do các loại côn trùng mang nhiều độc tính gây nên. Chúng gây viêm da không thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể. Viêm da loại này thường chiếm 80%.

Viêm da do tiếp xúc dị ứng chỉ xảy ra ở một số người có cơ địa dị ứng. Các dị nguyên gây bệnh phải thông qua  phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đây là kiểu dị ứng chậm – dị ứng thông qua trung gian tế bào. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường chiếm 20%.

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc

Khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng, trên da sẽ xuất hiện các hiện tượng như: cảm giác châm chích, rát bỏng, da khô, căng, rát. Nặng hơn là da đỏ, phù nề, sau đó nổi mụn nước, phỏng nước, có thể bị trợt, loét. Nhiều phụ nữ phải tiếp xúc với các chất kích ứng như nước rửa bát, xà phòng… khi làm công việc nội trợ da thường bị nứt nẻ, đỏ da, bóc vẩy, viêm da bàn tay.

Còn trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng, thì lúc đầu không gây ra triệu chứng.

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất sau khi xuất hiện với khoảng 48-72 giờ. Viêm da tiếp xúc dị ứng sảy ra ở những người đã có tiếp xúc với dị nguyên trước đó có thể vài tuần, vài tháng, hoặc thậm chí vài năm. Mới đầu người bệnh sẽ thấy ngứa, sau đó da đỏ lên, phù nề. Trên nền da đỏ lấm tấm các mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim. Mụn nước bị vỡ, tiết dịch, dễ bội nhiễm vi khuẩn, tạo thành mụn mủ. Bệnh giảm vào kỳ nghỉ hoặc cuối tuần thì thường do nghề nghiệp, còn nếu tái phát vào cuổi tuần thường liên quan thói quen hoặc dị nguyên môi trường.

Theo Khoa học Công nghệ, VNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video