Phấn hoa cần sa ở Mỹ là nguồn dinh dưỡng cho ong

Các nhà sinh học Mỹ đã lý giải được tại sao nhiều loài ong xuất hiện trên các cánh đồng trồng cần sa ở Mỹ. Trong khi hoa cần sa không có mật thì phấn hoa cần sa lại là nguồn dinh dưỡng cho ong.

Theo esa.confex.com, tại Hội nghị Entomology 2018, Mỹ, các nhà sinh học đã công bố các kết quả nghiên cứu, theo đó, họ phát hiện ra rằng vào cuối mùa hè, những cánh đồng trồng cần sa có thể là một nguồn tài nguyên quan trọng cho ong.


Mặc dù thực tế là cả cây gai dầu lẫn các giống cần sa khác không có mật hoa nhưng ong vẫn xuất hiện trên những cánh đồng này.

Tại thời điểm này, nhiều cây trồng đã không còn nở hoa dẫn đến một sự thiếu hụt nguồn dinh dưỡng cho các loài thụ phấn. Do đó, cây gai dầu trở thành nguồn phấn hoa có giá trị cho việc ong kiếm ăn. Số lượng ong ở nhiều vùng nước Mỹ đang giảm và việc canh tác thương mại cây cần sa có thể giúp khắc phục tình trạng này.

Được biết, theo luật áp dụng vào thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới đều cấm trồng bất kỳ loài cây cần sa này. Tuy nhiên, một số bang của Mỹ gần đây đã hợp pháp hoá việc hút cần sa, sau đó cánh đồng gieo trồng cần sa bắt đầu xuất hiện ở Mỹ, đặc biệt là bang Colorado dẫn đầu cả nước Mỹ về sản lượng gai dầu (Cannabis sativa L.). Là cây trồng đa năng, đa dụng, cây gai dầu được đánh giá cao về chất xơ và hạt giống.

Ở đó người ta gieo trồng cả hai phân loài của cây cần sa, kể cả loài cây có chứa nồng độ cao các chất hoạt tính thần kinh và loài gai dầu từng được sử dụng ở nhiều nước tạo chất xơ thực vật phục vụ sản xuất dây sợi và vải.Tất cả các loài cây này được gió thụ phấn, nghĩa là chúng không cần côn trùng để sinh sản.

Mặc dù thực tế là cả cây gai dầu lẫn các giống cần sa khác không có mật hoa, nhưng các nhà sinh học đã nhận thấy nhiều loài ong xuất hiện trên những cánh đồng này. Các nhà côn trùng học Mỹ ở Đại học Colorado đã tiến hành nghiên cứu trong một tháng và kết quả là trong số 66 loài ong sống ở bang Colorado, họ đã bắt được đại diện của 23 loài ong trên 2 cánh đồng trồng cần sa.

Các tác giả lần đầu tiên đánh giá được giá trị dinh dưỡng của phấn hoa cây gai dầu mà ong dùng để nuôi ấu trùng. Trong thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học thấy có rất ít loài thực vật có hoa khác trong khu vực nghiên cứu. Theo các nhà khoa học, điều này có thể giải thích sự quan tâm của ong đến cây cần sa. Các nhà sinh vật học nói rằng điều này cần phải được tính đến khi phát triển các chiến lược để chống lại sâu bệnh cần sa. Tuy nhiên, hiện tại các nhà khoa học chưa chắc chắn loài côn trùng nào được coi là loài gây hại cho cây cần sa.

Cập nhật: 23/11/2018 Theo motthegioi
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video