Phân tử phóng xạ lạ tìm thấy trong không gian gây kinh ngạc

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện một phân tử phóng xạ trong không gian và nó xuất phát từ một vụ nổ sao cổ, là minh chứng một sao Nova có khả năng sản xuất ra phân tử 26 AlF một cách trực tiếp.


Khí phân tử này có tên là 26 AlF, một đồng vị phóng xạ của nhôm. (Nguồn ảnh: Space).

Cụ thể, trong một cuộc điều tra mới, một nhóm nghiên cứu quốc tế do Tomasz Kamiński thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian dẫn đầu, đã phát hiện ra rằng có một sự hợp nhất hai ngôi sao nova đỏ trong không gian. Vụ hợp nhất này đã sản xuất một lượng lớn khí phân tử và bụi kỳ lạ.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy khí phân tử này có tên là 26 AlF, một đồng vị phóng xạ của nhôm, nằm trong tàn dư của sao nova, (được gọi là sao Nova Vul 1670).

Đây là lần đầu tiên một phân tử phóng xạ đặc thù được phát hiện trong không gian. Đây cũng là lần đầu tiên họ thấy một sao Nova có khả năng sản xuất ra phân tử 26 AlF một cách trực tiếp.

Bằng cách quan sát 26 AlF, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn cách sáp nhập của hai ngôi sao nova đỏ này.

Ngoài ra, nghiên cứu quá trình sáp nhập có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các lớp vật chất trong cấu tạo các sao nova đỏ.

Cập nhật: 03/08/2018 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video