Phanh không dây

Các chuyên gia Đức đã thử nghiệm thành công phanh xe đạp không dây, với kết quả hoạt động đạt đến 99,9%, mở đường cho các loại phanh tương tự trên máy bay và xe lửa.

Thay vì cần phải có dây thắng với đầu gôm siết chặt vào niềng xe khi cần phanh, phanh không dây hoạt động bằng cách gửi tín hiệu từ ghi-đông xuống thiết bị thu gắn ở bánh, và kích hoạt thắng đĩa.

Hệ thống phanh không dây gần như đạt đến 99,999999999997% thời gian, theo Holger Hermanns, nhà khoa học máy tính của ĐH Saarland (Đức), người thiết kế và kiểm tra hoạt động của loại phanh này.

“Điều đó có nghĩa là trong một nghìn tỉ lần kích hoạt phanh, chúng ta chỉ có 3 lần thất bại. Dù không hoàn hảo, nhưng hệ thống này chấp nhận được”, Hermanns phát biểu.

Tất nhiên, không có loại phanh nào hoạt động an toàn 100%, nhưng chuyện trông cậy vào hệ thống phanh dựa trên công nghệ truyền nhận như Wi-Fi đối với máy tính xách tay hoặc sóng mạng cho điện thoại di động nghe có vẻ quá mạo hiểm.

Tuy nhiên, các hệ thống không dây đang dẫn đầu trào lưu được áp dụng trong những lĩnh vực không chấp nhận có khả năng thất bại, như phanh dành cho xe lửa và máy bay.

Hiện châu Âu đã đưa ra các kế hoạch cụ thể nhằm phổ biến phanh không dây trên các xe lửa, theo ông Hermanns. Nhưng thử nghiệm loại phanh này trên chiếc xe lửa rất phức tạp và nguy cơ cao. Đó là lý do chuyên gia Đức quyết định chế tạo phanh không dây cho xe đạp trước.

Các chuyên gia đã kiểm tra tính hiệu quả của thuật toán tương tự đối với trường hợp của máy bay và các nhà máy hóa chất.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video