Phát hiện bằng chứng về các hồ hydrocarbon trên mặt trăng Titan

Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện bằng chứng phổ biến đầu tiên về các hồ hydrocarbon khổng lồ trên bề mặt mặt trăng Titan, nơi được cho là có khí quyển khá giống Trái đất nguyên thủy.


Hình ảnh mặt trăng Titan từ tàu Cassini (Ảnh: NaSa)

Các hồ này nằm gần cực bắc lạnh giá của mặt trăng Titan, được tàu thăm dò quốc tế Cassini cách mặt trăng 944 km phát hiện vào cuối tuần qua.

Các nhà nghiên cứu đếm được khoảng hơn 10 hồ có chiều rộng từ 9-99 km, một số cho thấy có các khoảng tối trên hình ảnh radar, được kết nối bởi các đường rãnh, số khác có các nhánh phụ đổ vào chúng.

Nhiều hồ đã bị khô, nhưng một số hồ có chứa chất lỏng gần như là hỗn hợp của mêtan và êtan. “Đó là một hỗn hợp làm mát”, nhà khoa học sứ mạng tàu Cassini, Jonathan Lunine thuộc Trường ĐH Arizona (Mỹ) nói.

Titan là mặt trăng của sao Thổ, có kích thước như một hành tinh và là một trong hai mặt trăng trong Hệ mặt trời được cho là có khí quyển khá giống Trái đất ban đầu. Hiện các nhà khoa học đang nỗ lực giải đáp về nguồn gốc của bầu khí quyển mờ giàu khí nitơ và mêtan ở mặt trăng này.

T.VY

Theo AP, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video