Phát hiện bất ngờ: Gió Mặt trời cuốn ôxy trên Trái đất lên Mặt trăng

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng một lượng lớn ion ôxy của bầu khí quyển Trái đất đang bị hút lên Mặt trăng mỗi khi hành tinh xanh nằm giữa "chị Hằng" và Mặt trời.


Nghiên cứu mới nhất trả lời cho việc phát hiện ôxy lẫn trong lớp đất đá trên bề mặt Mặt trăng.

Theo Independent, cứ 5 ngày trong chu kỳ quay quanh Trái đất, Mặt trăng đi vào quỹ đạo "đặt" Trái đất vào vùng không gian giữa nó và Mặt trời. Trong khoảng thời gian này, Mặt trăng trôi ngang qua đuôi từ quyển của Trái đất. Đây là vùng mà từ quyển Trái đất bị gió Mặt trời quét qua.

Kết quả phân tích mới của tổ chức Nhà thám hiểm cấu tạo và nguyệt thể học Nhật Bản (SELENE) đã phát hiện ra rằng, trong khoảng thời gian 5 ngày này, một lượng lớn ion ôxy trên Trái đất đã "rơi" như mưa xuống bề mặt Mặt trăng.

Trên tạp chí The Atlantic, nhà vật lý thiên văn học Kentaro Terada, thuộc trường Đại học tổng hợp Osaka (Nhật Bản) giải thích: "Tầng khí quyển cao của Trái đất chứa các ion ôxy, vốn dễ bị gió Mặt trời cuốn đi và đưa tới Mặt trăng. Có thể một phần ion ôxy này 'mắc' lại trên Mặt trăng và một phần khác rơi rụng vào trong không gian vũ trụ giữa các hành tinh".


Hình ảnh minh hoạ từ quyển của Trái đất đang lôi các ion ôxy xuống Mặt trăng trong lúc Mặt trăng đi qua đuôi từ quyển. (Ảnh: Osaka University/NASA)

Qua phân tích dữ liệu từ các vệ tinh quay quanh Mặt trăng của Nhật Bản, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, các vệ tinh nhân tạo ghi nhận sự xuất hiện một lượng lớn ion ôxy, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 ngày nhất định của mỗi chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất. Hiện tượng này xảy ra trùng hợp với thời điểm Mặt trăng được bao chắn bởi gió Mặt trời.

Từ trường, vốn bao quanh Mặt trăng trong hình dạng giọt nước, khi đó căng rộng vượt xa khỏi Mặt trăng thành một cái đuôi dài, che chắn thiên thể này khỏi bức xạ mặt trời, nhưng cũng đẩy một phần ôxy từ khí quyển Trái đất bật ra.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lời giải thích hợp lý nhất cho việc ôxy từ Trái đất được phát hiện lẫn trong đất đá trên Mặt trăng.

Gió mặt trời là gì?

Gió Mặt Trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với Mặt Trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.

Gió Mặt Trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, khoảng 500 KeV, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này. Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió Mặt Trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió Mặt Trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời; lời giải thích tại sao đuôi của các sao chổi luôn luôn hướng ra ngoài Mặt Trời; cùng với sự hình thành của các ngôi sao ở khoảng cách xa.

Cập nhật: 01/02/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video