Phát hiện bề mặt cổ nhất trên Trái Đất

Về khía cạnh địa chất, bề mặt trái đất hầu như rất nguyên sơ.

Các yếu tố thời tiết như gió và nước, sự đóng băng và tan chảy của băng đã bào mòn bề mặt trái đất. Sự biến đổi lâu dài gây ra bởi hoạt động của núi lửa và sự dịch chuyển của các địa tầng - được biết đến như các hoạt động kiến tạo địa chất – có thể vùi lấp mặt đất bất cứ lúc nào.

Sự dịch chuyển thường xuyên của các địa tầng diễn ra nhanh nhất ở địa hình núi và chậm hơn ở các khu vực sa mạc – nơi địa chất ít biến đổi. 

Bề mặt sa mạc tự nhiên ở sa mạc Negev – Israel được xác định niên đại khoảng 1.8 triệu năm. Đây là bề mặt rộng lớn, cổ xưa nhất từng được biết đến trên trái đất. (Nguồn: Ari Matmon, Đại học Hebrew)

Ari Matmon và các đồng nghiệp tại Đại học Hebrew Jerusalem cho biết, một cuộc nghiên cứu bề mặt sa mạc cổ mới đây tại sa mạc Negev ở Israel đã tìm thấy một khu vực rộng lớn được hình thành khoảng 1,8 triệu năm trước hoặc có thể lâu hơn thế.

Theo một bài viết trên website Hiệp hội phát triển khoa học Mỹ, khu vực rộng lớn đó được biết đến là khu vực cổ nhất hiện nay. Trên thực tế, khu vực này “già” hơn 4 lần bề mặt sa mạc cổ thứ hai sau nó tại Nevada.

Tuy nhiên, bề mặt sa mạc mới được phát hiện này không đại diện cho loại vật chất cổ nhất trên trái đất. Rất nhiều mẫu đá riêng lẻ khác có niên đại cổ hơn rất nhiều đã được tìm thấy.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Matmon xác định niên đại toàn bộ bề mặt như một tổng thể địa chất. “Do sự hình thành sơ khai của bề mặt sa mạc (loại vật chất chúng tôi tính niên đại) có liên quan mật thiết tới niên đại của bề mặt nên chúng tôi chỉ tính toán niên đại của bề mặt mà thôi. Chúng tôi không lựa chọn những mẫu đá dị thường dễ thấy”, Matmon tiết lộ với Livescience. 

Bề mặt sa mạc hình thành từ rất lâu ở những khu vực cực kì bằng phẳng và khô cằn, nơi hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra chậm chạp và đá ở đó có khả năng chống chịu cao với sự bào mòn của thời tiết. (Chiếc bút chì trong ảnh được dùng để biểu thị tỉ lệ). (Nguồn: Ari Matmon, Đại học Hebrew)

Những kết quả nghiên cứu cho thấy: ở những khu vực cực kì bằng phẳng và khô cằn, nơi hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra chậm chạp và đá ở đó có sức kháng chịu cao với sự bào mòn của thời tiết thì bề mặt những nơi ấy có thể được bảo quản tốt trong hàng nghìn năm. “Đó là điều mà trước đây chúng ta không dám chắc” – Matmon nói.

Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải chi tiết trên số báo hiện hành của Tập san Hiệp hội địa lý Hoa Kì (GSA Bulletin).

Việc xác định niên đại được tiến hành bằng cách đo lường sự tập trung của một chất đồng vị nhất định được gọi là 10Be. Chất này chỉ được tạo ra trên bề mặt và sẽ cho biết một vật thể đã lộ thiên trong bao nhiêu lâu.

Matmon cho biết: “ Bề mặt chúng tôi xác định niên đại hầu như có thể đại diện cho những khu vực rộng lớn tại sa mạc Sahara và Arabia. Chúng tôi hi vọng có thể thu thập thêm mẫu vật từ những nơi khác tại sa mạc Sahara và Arabia và có thể thiết lập mối liên quan trên phạm vi toàn cầu của các bề mặt cổ này”.

G2V Star (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video