Phát hiện bộ ba hành tinh có thể có sự sống

Thông qua kính viễn vọng Kepler, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ ba hành tinh ấm giống Trái đất với ít nhất một hành tinh có thể có sự sống.

Theo International Business Times ngày 18/1, các hành tinh này quay xung quanh EPIC 201367065 - một ngôi sao lùn đỏ nằm trong vùng Goldilocks, còn được gọi là "vành đai xanh" và là vùng có thể ở được.


Các nhà khoa học Mỹ cho biết vừa phát hiện bộ ba hành tinh có thể có sự sống quay quanh một ngôi sao lùn đỏ - (Ảnh: NASA)

EPIC 201367065 nằm cách Trái đất khoảng 150 năm ánh sáng và có kích thước chỉ bằng 1/2 mặt trời. Ba hành tinh quay quanh nó có kích thước lần lượt bằng 2,1, 1,7 và 1,5 lần kích thước của Trái đất.

Erik Petigura - nghiên cứu sinh tại ĐH of California, Berkeley (Mỹ) và là thành viên nhóm nghiên cứu cho biết trong bộ ba trên, hành tinh nhỏ nhất giống Trái đất hơn hẳn.

Nó có bán kính bằng khoảng 1,5 bán kính Trái đất và nhận ánh sáng từ ngôi sao mẹ tương tự như Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục kiểm tra các dữ liệu và phân tích để làm rõ hơn về hành tinh này.

Trước đó vào đầu tháng 1, các nhà thiên văn học thuộc Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (CfA) cũng tuyên bố đã phát hiện ra hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay và gọi nó là Kepler 438b.

Kepler 438b lớn hơn Trái đất khoảng 12%, nằm trong chòm sao Lyra, cách chúng ta 470 năm ánh sáng. Nó ở trong quỹ đạo của một ngôi sao lùn cam và nóng hơn Trái đất do nhận lượng nhiệt nhiều hơn khoảng 40% so với lượng nhiệt mà Trái đất nhận từ Mặt trời.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video