Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran

Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu.

Các nhà khảo cổ đã xác định phần còn lại của một bức tường đá ở Iran kéo dài khoảng 71 dặm (115km), nằm ở Sar Pol-e Zahab miền tây Iran.


Khu vực có mũi tên đỏ ở góc dưới bức ảnh chính là vị trí của bức tường Gawri Wall.

"Với khối lượng ước tính rơi vào khoảng một triệu mét khối đá, bức tường đòi hỏi các nguồn lực đáng kể về lực lượng lao động, vật liệu và thời gian", Sajjad Alibaigi, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thuộc khoa khảo cổ học tại Đại học Tehran cho biết.

Bức tường cổ có cấu trúc chạy theo hướng bắc-nam từ dãy núi Bamu ở phía bắc đến một khu vực gần làng Zhaw Marg ở phía nam.

Đồ gốm được tìm thấy dọc theo bức tường cũng cho thấy nó có thể được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên đến tận thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên.

Alibaigi chia sẻ: "Tàn dư của công trình liên quan hiện đã bị phá hủy, có thể nhìn thấy ở những nơi dọc theo tường. Đây có thể là những tháp pháo hoặc các tòa nhà với vật liệu ở địa phương như đá cuội và những tảng đá, với vữa thạch cao còn sót lại ở nhiều nơi".

Mặc dù các nhà khảo cổ học cho đến mới đây mới biết đến sự tồn tại của bức tường bí ẩn này nhưng những người dân bản địa sống gần nó đã biết về bức tường từ lâu. Họ gọi nó là "Bức tường Gawri".

Hiện tại, các nhà khảo cổ không chắc chắn ai đã xây dựng cấu trúc này, và sử dụng cho mục đích gì. Do khả năng bảo quản hàng rào kém, các nhà khoa học thậm chí không chắc chắn về chiều rộng và chiều cao chính xác của nó. Ước tính tốt nhất của họ là bức tường có thể rộng khoảng 4 mét và cao khoảng 3m.

"Không rõ là nó được sử dụng cho mục đích phòng thủ hay tượng trưng nhưng nó có thể đánh dấu biên giới cho một đế chế cổ đại, có lẽ là đế quốc Parthia (phát triển mạnh mẽ giữa năm 247 trước Công Nguyên - 224 sau Công Nguyên) hoặc người Sassania. Cả hai đế chế ở phía tây Iran đều xây dựng các lâu đài, thành phố và hệ thống thủy lợi lớn, vì vậy có khả năng cả hai đều có tài nguyên để xây dựng Bức tường Gawri”, Alibaigi nhấn mạnh trong báo cáo.

Cập nhật: 07/11/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video