Phát hiện các virus có thể tiêu diệt vi khuẩn trong giẻ rửa bát

Nghiên cứu mới về các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn.

Phát hiện này có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.

Nghiên cứu trên được giới thiệu tại một cuộc hội nghị thường niên của Hội Vi trùng học Mỹ ngày 23/6.


Một giẻ rửa bát có chứa mọi loại vi trùng khác nhau, trong đó có rất nhiều vi khuẩn.

Trong nghiên cứu, hai nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn làm mồi và xác định được hai thực thể ăn vi khuẩn có thể nuốt gọn vi khuẩn có trong những miếng giẻ rửa bát. Thông thường, một giẻ rửa bát có chứa mọi loại vi trùng khác nhau, trong đó có rất nhiều vi khuẩn, vì vậy cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các thực thể ăn vi khuẩn.

Brianna Weiss, một nghiên cứu sinh khoa học tại Viện Công nghệ New York, khẳng định: "Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ giá trị của việc tìm ra các môi trường vi trùng có thể ẩn náu và những thực thể ăn vi khuẩn, hữu ích (đối với con người)".

Các nhà nghiên cứu đã đổi hai thực thể ăn vi khuẩn để xem liệu chúng có thể ăn các loại vi khuẩn được tách ra từ cá thể kia hay không, và đã phát hiện rằng các thực thể này vẫn tiêu diệt được vi khuẩn từ cá thể khác.

Họ đã so sánh DNA của hai chủng độc lập này và phát hiện chúng thuộc một nhóm trùng roi thường có trong chất thải của con người và động vật. Một số vi trùng này có thể gây ra các ca lây nhiễm trong bệnh viện.

Dù hai chủng vi khuẩn này khá giống nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều biến thể hóa học của chúng khi tiến hành các xét nghiệm sinh hóa, chứng tỏ các thực thể ăn vi khuẩn là "những kẻ phàm ăn".

Sự khác biệt này đóng vai trò quan trọng, giúp hiểu rõ những loại vi khuẩn mà một thực thể ăn vi khuẩn có thể tiêu diệt, cũng là "chìa khóa" để xác định khả năng điều trị các bệnh lây nhiễm đặc biệt kháng các loại kháng sinh.

Cập nhật: 24/06/2019 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video