Phát hiện cách thức chữa mất trí nhớ do nhiễm virus Tây sông Nile

Cơ chế bảo vệ của não bộ những người nhiễm virus Tây sông Nile (WNV) nhằm ngăn sự phát triển của virus này lại trở thành rào cản cho việc khôi phục não bộ khi người bệnh đã bình phục.

Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra cách có thể lý giải bệnh mất trí nhớ sau khi nhiễm WNV, cũng như phương pháp chữa trị căn bệnh này.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Nature Immunology của Đại học Washington, Mỹ cho thấy những chuột bị nhiễm WNV sản sinh ra ít tế bào thần kinh hơn và nhiều tế bào hình sao hơn chuột không nhiễm, đồng nghĩa với việc tổn thương não không thể phục hồi.


Virus tây sông Nile lan truyền do muỗi.

Tế bào hình sao thông thường cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, nhưng khi được hình thành trong quá trình nhiễm WNV, các tế bào này hoạt động như các tế bào miễn dịch, tạo ra một protein gây viêm gọi là IL-1 để chống lại virus xâm nhập.

Tuy nhiên, sau khi chuột đã hết nhiễm WNV, IL-1 vẫn tiếp tục được sản sinh gây cản trở cho việc hình thành các tế bào thần kinh mới. Điều này ảnh hưởng đến trí nhớ của chuột do thiếu tế bào thần kinh mới, não không sửa chữa được những tổn thương trong giai đoạn nhiễm bệnh.

Để tìm cách chữa trị di chứng này, giáo sư y khoa thuộc Trường Y khoa Đại học Washington, Robyn Klein và nhóm nghiên cứu chia chuột thành 2 nhóm, trong đó một nhóm tiêm WNV và nhóm còn lại bị tiêm nước muối.

Mười ngày sau, với mỗi nhóm chuột này, các nhà khoa học lại chia làm 2 để điều trị bằng giả dược hoặc bằng anakinra, một loại thuốc viêm khớp được Mỹ cấp phép có khả năng cản trở IL-1.

Sau khi để chuột phục hồi trong một tháng, nhóm nghiên cứu kiểm tra khả năng nhận biết và ghi nhớ của những con chuột thí nghiệm bằng cách đặt chúng vào mê cung. Những con chuột bị nhiễm WNV và điều trị bằng giả dược mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu mê cung hơn so với nhóm chuột bị tiêm nước muối.

Trong khi đó, những con chuột nhiễm virus và điều trị bằng thuốc chặn IL-1 lại có khả năng học nhanh ngang những con chuột bị tiêm nước muối. Nghiên cứu này cho thấy có khả năng ngăn chặn IL-1 ảnh hưởng đến bộ nhớ của chuột.

Phần lớn các bệnh nhân nhiễm WNV đều không có triệu chứng. Chỉ khoảng 1/5 người nhiễm virus này bị sốt và xuất hiện các triệu chứng khác, nhưng một số bệnh nhân có thể bị ốm nặng, thậm chí tử vong.


Phần lớn các bệnh nhân nhiễm WNV đều không có triệu chứng.

Ngoài ra, những bệnh nhân sau khi phục hồi thường vẫn mắc các vấn đề thần kinh vĩnh viễn như tàn tật, sức khỏe yếu, khó đi lại và mất trí nhớ. Những vấn đề này không chỉ kéo dài mà còn tồi tệ hơn theo thời gian.

Lan truyền do muỗi, WNV có quan hệ về kháng nguyên với virus viêm não Nhật Bản, phổ biến ở hầu hết các quốc gia thuộc châu Phi, Nam Âu, vùng Trung Đông, Tây Á, châu Đại Dương và Bắc Mỹ. Dịch thường xuất hiện dưới dạng tản phát hoặc bùng phát ở quy mô nhỏ trong một vùng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch có xu hướng lan rộng hơn ra nhiều khu vực trên thế giới, số ca mắc trong mỗi vụ dịch có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ ca bệnh nặng có biểu hiện viêm não cũng tăng thêm.

Cập nhật: 13/01/2018 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video