Phát hiện côn trùng lưỡng cư đầu tiên

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một số loài sâu bướm có thể sống vô thời hạn trên cạn cũng như dưới nước.

Họ chỉ tìm thấy côn trùng lưỡng cư thuộc nhóm sâu bướm Hyposmocoma này ở các dòng nước ngọt chảy nhanh (có lượng oxy hòa tan cao) ở Hawaii.

“Khi thả vào nước, đám côn trùng này bơi loăng quăng và ăn nhậu. Lôi ra khỏi mặt nước, chúng vẫn khỏe re. Không loài côn trùng nào khác, thậm chí theo tôi không loài động vật nào có thể làm được điều đó”, Daniel Rubinoff, trưởng nhóm nghiên cứu công tác tại Trường Đại học Hawaii nói. 

Loài côn trùng lưỡng cư sống khỏe ở vùng nước chảy mạnh nhưng sẽ chết nếu ở vùng nước lặng


Giống các loài sâu bướm khác, côn trùng lưỡng cư sống trong kén phần lớn thời gian, thỉnh thoảng thò đầu ra ăn hoặc di chuyển. Các nhà khoa học vẫn không biết chúng làm sao mà sống được dưới nước vì trong kén không có bọt khí.

“Có thể là chúng thở nhờ 1 cơ quan đặc biệt mà chúng tôi chưa tìm ra hoặc có thể da chúng mỏng hơn động vật trên cạn nên hô hấp qua da”, Rubinoff đoán.

Một số loại bọ cánh cứng có thể tự rơi vào trạng thái “chết lâm sàng” nếu ở trong môi trường nước, còn một số loài động vật dưới nước như cá phổi có thể sống trên cạn. Tuy nhiên, chúng không thể hoạt động bình thường một thời gian dài, ông giải thích.

Theo Báo Đất Việt (National Geographic News)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video