Phát hiện "dị vật" trong bụng loài sống ở vực sâu nhất Trái đất

Trong bụng của sinh vật sống ở độ sâu hơn 10.900 mét, các nhà khoa học Anh giật mình phát hiện những thứ không thể ngờ!

Phát hiện "thứ kỳ lạ" trong dạ dày sinh vật biển sống sâu nhất Trái Đất

Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle (Anh) đã có phát hiện vô cùng ngạc nhiên về sinh vật biển sống dưới đáy đại dương sâu nhất trên Trái đất (tính đến thời điểm hiện nay).

Theo đó, khi nghiên cứu các sinh vật biển sinh sống được tại Rãnh Mariana (cụ thể là ở Vực thẳm Challenger, điểm sâu nhất của Mariana, khoảng 10.916m, thuộc phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương) họ phát hiện trong dạ dày của các sinh vật biển có dấu vết của các sợi nhân tạo và chất dẻo - sản phẩm của bàn tay con người tạo ra.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm 90 loài giáp xác ở các vùng cực sâu ở Thái Bình Dương - Rãnh Mariana, và các rãnh đại dương sâu ở Nhật Bản, Izu-Bonin, Peru-Chile, quần đảo New Hebrides và đảo Kermadec.


Vực thẳm Challenger, điểm sâu nhất của Mariana, khoảng 10.916m. (Ảnh minh họa: NOAA Ocean Explorer).

Trong dạ dày của tất cả 90 loài giáp xác đều chứa dấu vết của sợi nhân tạo hoặc nhựa, trong đó, 100% loài giáp xác tìm thấy ở Rãnh Mariana (thuộc phạm vi nghiên cứu) đều ăn rác thải nhân tạo của con người.

Phát hiện này khiến nhóm các nhà khoa học Anh phải thốt lên đầy ngỡ ngàng. Tiến sĩ Alan Jamieson, chuyên gia về sinh thái biển, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Kết quả khiến ai cũng giật mình!"

"Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm chứng minh khả năng sinh sống tuyệt đỉnh của những sinh vật trên Trái Đất. Vì ở độ sâu hơn 10.000m dưới đáy đại dương, nơi không có ánh nắng Mặt trời, lạnh lẽo và thiếu dưỡng khí, thì điều kiện sống ở đây cực kỳ khắc nghiệt.

Thế nhưng, thật không thể ngờ, rác thải nhân tạo lại có thể tìm thấy trong dạ dày của chúng. Có vẻ như, không còn nơi nào trên đại dương là không có rác thải của con người!", Tiến sĩ Alan Jamieson nói thêm.

Giải thích điều này, tiến sĩ Alan Jamieson nói rằng, động vật biển sẽ ăn bất cứ thứ gì nếu như lượng thức ăn ở vùng nước bên trên khan hiếm. Trong khi đó, các loại rác thải nhỏ mà con người thải ra ở đại dương sẽ bị sóng đánh ra xa rồi lâu ngày chìm xuống đáy biển, theo thời gian sẽ tích lũy nhiều lên.

"Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại. Một vấn đề toàn cầu. Chất thải nhân tạo lại có thể đi đến khu vực sâu nhất trên hành tinh", các nhà khoa học đều tỏ ra lo lắng.


Các loại rác thải nhỏ mà con người thải ra ở đại dương sẽ bị sóng đánh ra xa rồi lâu ngày chìm xuống đáy biển. (Ảnh minh họa).

"Năm 2050, sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn số lượng cá sống trong đại dương"

Elena Polisano, thuộc tổ chức Greenpeace UK (Anh) cho biết: "Chất thải nhựa đã được phát hiện ở khắp mọi nơi. Chúng ở Bắc Cực, giữa Thái Bình Dương, dưới đáy Marianas, trong dạ dày cá voi, rùa và đến 90% chim biển, cũng như trong muối ăn, nước máy và bia của chúng ta".

Trong khi đó, có một thực tế là chúng ta ngày càng sản xuất nhiều bao bì, nhựa, túi, chai... Và đáng buồn hơn nữa, ý thức giữ gìn môi trường biển lại rất kém.

Hơn 8 triệu tấn nhựa thải ra các đại dương mỗi năm. Theo tính toán, hiện nay có khoảng tổng 300 triệu tấn nhựa thải đang trôi dạt lênh đênh ở tất cả các đại dương trên thế giới. Ước tính, vào năm 2050, sẽ có nhiều rác thải nhựa hơn số lượng cá sống trong đại dương.


Ô nhiễm môi trường biển đang là vấn nạn toàn cầu. (Ảnh minh họa).

Ô nhiễm môi trường biển đang đe dọa hơn 600 loài trên khắp thế giới. Đây là vấn nạn đáng lo ngại, có thể rút ngắn khoảng cách đưa sinh vật đến với thời kỳ Đại tuyệt chủng lần thứ 6 nhanh hơn!.

Cập nhật: 23/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video